Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Phương pháp luyện nói tiếng Anh - giao tiếp tiếng Anh 4 kỹ năng

Học tiếng Anh giao tiếp có tất cả 4 kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết (Listening, Speaking, Reading, Writing). Đối với các kỹ năng Listening, Reading, Writing thì chúng ta có thể tự học một mình được . Còn đối với Speaking thì điều đó là không thể, muốn giỏi chúng ta phải có ít nhất một người bạn đồng hành để cùng nhau luyện học nói tiếng Anh. 

Khi bạn không nghe được Tiếng Anh thì bạn sẽ không nói được Tiếng Anh, nghe tiếng anh tốt sẽ giúp bạn nói tiếng anh tốt, nhưng không có nghĩa là bạn sẽ nói được tiếng anh nếu bạn nghe được, mà luyện nói cũng là cả một quá trình song song với việc luyện nghe.

1. Hãy luyện cách nói “nhại”

Bạn đã từng nghe BBC, CNN, VOA, Discovery Channel, Cartoon Network, nghe nhạc hay xem phim online, thấy các MC, ca sỹ, diễn viên, những người thu âm có giọng nói Tiếng Anh chuẩn ngọt ngào, ấn tượng đúng không? Còn chờ gì nữa mà không … “lẩm bẩm” nhại theo những sao ấy. Mỗi khi nghe một câu nói “great”, nhất là các câu dùng trong đời sống hằng ngày mà những người trong đài truyền hình hay dùng, bạn hãy ngay lập tức nhại lại xem chuyện gì xảy ra? Có khi bạn sẽ nói câu đó với giọng y hệt “sao” ý chứ!



Nếu bạn cẩn thận hơn thì bạn có thể lôi từ điển ra, soi phát âm tiếng anh của từng từ chưa biết trong câu rồi đọc trôi chảy 1 lần, sau đó mở phim và nhại lại. Cách làm này cực kỳ hiệu nghiệm vì giọng nói diễn viên/MC/ ca sỹ sẽ đi thẳng vào não bạn và “sống ẩn dật” trong đó. Được đối chiếu với phiên âm, bạn sẽ nắm được cả quy luật phát âm của các âm và áp dụng với những lần sử dụng khác nữa.


2. Tiếp cận môi trường luyện nói tiếng anh

Môi trường là yếu tố vô cùng quan trọng đối với người học ngôn ngữ. Muốn hoc tieng Anh tu dau, chỉ cần có môi trường tích cực, bạn sẽ “lên tay” chóng mặt. Đối với Tiếng Anh giao tiếp, một ngôn ngữ phổ biến có tính chất toàn cầu, tìm môi trường nói không hề khó. Câu lạc bộ Tiếng Anh tại các trung tâm tiếng anh là nơi hội tụ nhiều người mê và ham học Tiếng Anh. Bạn hãy chịu khó xin lịch họat động các câu lạc bộ và chăm chỉ đến nói chuyện cùng các thành viên câu lạc bộ. Nếu bạn là một tay “mọt net” thì đừng ngại kết bạn với những người nói Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ nhất trên các forum, hay các câu lạc bộ trên các website học Tiếng Anh online tốt nhất hiện nay

Ngoài ra, những địa điểm thu hút khách du lịch như Văn Miếu, Tây Hồ, Bảo tàng Dân tộc học, Rạp múa rối nước, v.v… cũng sẽ đem đến cho bạn cơ hội giao lưu, nói chuyện bằng Tiếng Anh. Khi cần thực hành, cũng có thể làm hướng dẫn viên du lịch tình nguyện cho khách ngoại quốc. Bạn vừa được luỵên tập nói Tiếng Anh, vừa có công tạo được hình ảnh thân thiện, hiếu khách cho Việt Nam nữa đấy chứ.


3. Học nói thật nhiều

“Học đi đôi với hành” – ngoại ngữ cũng vậy. Thay vì nói chuyện phiếm bằng Tiếng Việt với bạn bè hằng ngày, sao bạn lại không thử đổi sang nói Tiếng Anh xem thế nào. Có thể lập ra vài luật lệ cho nhóm bạn hay bạn bè cùng phòng như: Ai nói ra một câu/chữ Tiếng Việt phạt dọn nhà một ngày (Tất nhiên bạn có thể phạt nặng hơn) hay thứ 7 sẽ là “English Day”.

Ngay cả khi bat dau hoc tieng Anh, vốn từ mới hay ngữ pháp chưa đủ, bạn cũng cứ nói “thả phanh” và nói… nửa Anh nửa Việt vì cách luyện tập này làm bạn có thói quen và nhu cầu dùng Tiếng Anh giao tiếp. Rồi sẽ đến lúc cứ không nói Tiếng Anh vài ngày, bạn có thể thèm quá mà cứ có cơ hội là xông ra nói ấy chứ. Nói thường xuyên và cùng bạn bè sửa lỗi cho nhau là cách tập năng động, tích cực và hiệu quả mà ngay cả các trường đại học chuyên ngành Tiếng Anh giao tiếp cũng áp dụng. Bạn hãy thử xem sao nhé.


4. Luyện ngữ điệu

Ngoài những phương pháp kể trên, thì luyện ngữ điệu khi nói cũng là 1 điều rất quan trọng. Trong nhiều tình huống, giọng điệu sẽ tốt hơn là ngữ điệu dở. Tồi tệ nhất là khi một người lên giọng và xuống giọng quá nhiều ở mọi từ. Một điều nữa là bạn nên tránh là lên giọng ở cuối câu (trừ khi đó là câu hỏi Yes – No, hay câu mang tính chất mời lịch sự). Để điều chỉnh cho thích hợp ngữ điệu, thì bạn nên nghe vài file audio cung cấp bởi người bản địa. Bạn sẽ luyện nghe tiếng anh đúng ngữ điệu đúng là như thế nào. Sau khi nghe, bạn sẽ ghi âm lại ngữ điệu của bạn, và đối chiếu xem có giống nhau không? Nếu không nên tìm và sửa lại cho đúng.


5. Tốc độ nói

Hoc tieng Anh giao tiep co ban cũng cần chú ý tới tốc độ nói. Một lỗi thường gặp của những người muốn nói Tiếng Anh lưu loát là thường nói quá nhanh khiến người nghe không thể nắm bắt kịp người đối diện. Nhằm mục đích cải thiện khả năng giao tiep tieng Anh của bạn, và để người khác ít phải nói ” excuse me ” hơn. Lời khuyên của Western English dành cho những người muốn học Tiếng Anh giao tiếp hiệu quả là hãy nói chậm lại và nói rõ ra, phải đảm bảo là có khoảng nghỉ giữa các từ với nhau cho những từ khó phát âm.


6.  Luyện nói tiếng anh tại 1 trungtam hoc tieng Anh uy tín sẽ giúp bạn phát triển những kỹ năng trên

Nếu có thời gian và muốn phát triển các kỹ năng nói tiếng anh của mình 1 cách tốt hơn, bạn có thể đăng ký một lớp học nói tiếng anh tại trung tâm tiếng anh chất lượng, hiệu quả nhất hiện nay. Đây sẽ là cơ hội để bạn thực hành nói tiếng Anh với giáo viên và các bạn học khác. Khi giáo viên đặt câu hỏi, bạn hãy xung phong trả lời và hãy cố gắng nói càng nhiều càng tốt. Nếu giáo viên yêu cầu bạn thảo luận theo cặp hoặc theo nhóm, hãy cố gắng nói càng nhiều càng tốt. Đừng lo lắng về chuyện mắc lỗi. Chỉ cần tập trung để nói càng nhiều càng tốt.


“Ngôn ngữ ở khắp mọi nơi, xung quanh chúng ta”. Do đó, bạn có rất nhiều cơ hội để rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ của mình. Áp dụng tất cả những phương pháp đơn giản nhất trong khả năng để thực hiện được điều mình mong muốn. Nói tóm lại, bạn đừng ngại mỗi khi nói tiếng Anh. Bạn hãy cố gắng nói được càng nhiều càng tốt cho dù có mắc lỗi. Mỗi lần mắc lỗi là mỗi lần bạn có thể tự rút ra bài học để tiến bộ. Bạn vẫn nghe câu “Người không bao giờ mắc lỗi là người không bao giờ làm gì cả”. Do đó, bạn hãy suy nghĩ một cách tích cực “mỗi lần mắc lỗi là một lần tiến bộ” để rèn luyện kỹ năng học nói tiếng anh của mình và dần hoàn thiện nó nhé.

Chúc các bạn thành công!



Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

4 phụ gia quan trọng giúp bạn nói tiếng Anh tốt hơn


Chắc chắn các bạn sẽ bất ngờ khi biết đến 4 “phụ gia” này đấy!
Hôm nay, ` sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin mà bản thân các bạn – những người mới Học tiếng Anh giao tiếp hoặc chưa có cơ hội tiếp xúc nhiều với môi trường nói tiếng Anh – có thể chưa biết: những “phụ gia” không thể thiếu để bạn giao tiep tieng anh trôi chảy hơn. Vậy cùng tìm hiểu xem đó là những “phụ gia” gì nhé!



1. Món phụ gia thứ nhất: Giới từ

Đối với người hoc tieng anh giao tiep, giới từ không hề xa lạ, bao gồm: to, in, out, into, there, at, by, on, down there, up here, about, above, across, after, against, along, among, around… Tuy nhiên, ít người đánh giá đúng tầm quan trọng của giới từ trong việc nói tiếng Anh. Theo thống kê 

của www.wordcount.org/main.php (www.wordcount.org/main.php) về mức độ xuất hiện thường xuyên của các từ trong tiếng Anh, chỉ xếp sau quán từ THE (xếp thứ 1) là một số giới từ có mật độ xuất hiện lớn đó là: OF (xếp thứ 2), TO (xếp thứ 4); IN (xếp thứ 6), WITH (xếp thứ 17).  Có thể nói, giới từ có mặt ở khắp mọi nơi trong các đoạn hội thoại trong Tieng Anh giao tiep hàng ngày.

Ví dụ:
“What are you doing?”
“I’m listening to music. What’s the problem?”
“I’m wondering if you could keep an eye on my baby for a minute.”
“Ok. I’ll do it for you.”
Vậy việc bạn cần làm đó là hãy lưu ý sử dụng đúng, thường xuyên và đầy đủ các giới từ mang lại nghĩa trong câu khi luyện nói tiếng Anh.

Cách sử dụng một số giới từ


2. Món phụ gia thứ hai: Trợ động từ 

Ngay từ khi bat dau hoc tieng anh, chúng ta đã biết, trong tiếng Anh có một loạt các loại trợ động từ khác nhau như: do, be, have, will, would, could, can, may… Các trợ động từ này lại có các biến thể khác nhau khi sử dụng ở các thì (thời) và với các ngôi khác nhau. Việc có khá nhiều trợ động từ khác nhau kèm theo sự phức tạp trong cách sử dụng trợ động từ trong tiếng Anh làm chúng ta bị lúng túng và chậm chạp khi nói.

Ví dụ: với trợ động từ “có”
Trong tiếng Việt: (Câu hỏi) Cậu có muốn học tiếng Anh không? – (Trả lời) Tôi có (muốn học tiếng Anh)
Trong tiếng Anh sẽ là: (Câu hỏi) Do you want to learn English? – (Trả lời) Yes, I do.
Với tiếng Việt, chúng ta có thể lược bỏ từ “Có” mà không làm ảnh hưởng tới nghĩa cũng như ngữ pháp của câu; nhưng lại không thể làm như vậy với tiếng Anh. Đó là sự khác biệt của việc hoc giao tiep tieng anh.
Vậy tóm lại có 3 khác biệt cơ bản giữa việc sử dụng trợ động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Điều này khiến chúng ta cảm thấy rất “lóng ngóng” khi sử dụng trợ động từ khi nói tiếng Anh:

-  Trong tiếng Việt nhiều khi chúng ta bỏ trợ động từ trong giao tiếp hàng ngày như ví dụ nói ở trên.

- Cấu trúc cú pháp của tiếng Anh thường đảo trợ động từ lên đầu câu hỏi trong khi tiếng Việt của chúng ta không làm như vậy. Chúng ta không nói là “Đã cậu làm bài tập chưa?” mà vẫn giữ nguyên thứ tự “Cậu đã làm bài tập” và thêm từ “chưa” để diễn đạt câu hỏi.

- Tiếng Anh chia trợ động từ ở các dạng khác nhau khi dùng với các ngôi khác nhau của đại từ. Ví dụ: ở thì hiện tại He, she, it dùng với does còn I, we, you lại dùng với do. Trong khi tiếng Việt thì không cần phải chia gì cả. Đây lại là một khác biệt nữa khiến chúng ta “vướng víu” hơn khi nói tiếng Anh.

Giải pháp duy nhất ở đây khi tu hoc anh van giao tiep  là bạn phải tập trung dành một khoảng thời gian để luyện tập với các trợ động từ này sao cho bạn có thể tung hứng với chúng một cách nhuần nhuyễn.

3. Món phụ gia thứ ba: Mệnh đề quan hệ

Bao gồm mệnh đề quan hệ có sử dụng đại từ quan hệ như what, when, where, why, which, that, who… hoặc mệnh đề quan hệ rút gọn để đơn giản hóa những câu phức tạp, đặc biệt được sử dụng thường xuyên trong các hội thoại tieng Anh giao tiep van phong.

Ví dụ:
Sẽ là khá đơn giản khi bạn muốn nói diễn đạt câu: thầy giáo đã dạy tôi những kiến thức bổ ích – My teacher taught me useful knowledge.
Nhưng có thể bạn sẽ lúng túng hơn khi muốn diễn đạt ý: Thầy giáo đã dạy tôi kiến thức bổ ích hơn so với kiến thức bạn đọc trong sách giáo khoa. Thông thường người học sẽ cố gắng diễn đạt theo những cách sau:
The teacher taught me useful knowledge. It was more useful than the knowledge that you got from the text book.
hoặc
The teacher taught me useful knowledge which was more useful than the knowledge that you got from the text book.
Các cách diễn đạt trên khá dài dòng dễ làm câu nói của bạn bị lủng củng. Nếu bạn sử dụng thành thạo “what” trong trường hợp này thì bạn có thể diễn đạt như sau: what the teacher taught me was better than what you got from the book. Cách nói này không những ngắn gọn hơn mà còn có thể dùng kể cả khi bạn không nhớ được từ “knowledge”.
Những từ thường được dùng trong tiếng Anh theo kiểu này bao gồm: what, when, where, why, which, that, who.
Ngoài ra những danh từ như: one (chỉ người hoặc vật), thing (danh từ chỉ vật) cũng cực kỳ hữu ích giúp bạn nói lưu loát.
Ví dụ:
The one you mentioned yesterday gave me this thing. (Nhân vật mà cậu đề cập hôm qua đã đưa tôi cái này)
Những đại từ và danh từ dùng để thay thế kiểu này không nhiều, bạn hãy chịu khó bỏ thời gian nghiên cứu cách dùng và luyện tập với chúng. Kỹ năng nói của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.


4. Món phụ gia thứ tư: Từ đệm

Tiếng Việt cũng có những từ đệm như “rằng, thì, là, mà” dùng để “câu giờ” trong khi nói.  Cách “câu giờ” này ít ra thì cũng còn hay hơn nhiều so với việc bạn cứ “à, ờ, ừm…“  - một trong bốn lỗi sai kinh điển trong luyện nói tiếng Anh. Nếu bản thân những người Anh, người Mỹ cũng phải viện đến chúng để “câu giờ” thì tại sao chúng ta lại không nhỉ? Các cụm từ sau sẽ giúp bạn thoải mái, tự tin và thậm chí đôi lúc tỏ ra “sành điệu” hơn khi nói tiếng Anh:
- it’s like…- kiểu như là…
- The thing is… – vấn đề là…
- The bottom line here is… – điểm mấu chốt ở đây là…
- You know… – Cậu biết đấy…
- To be frank… – Nói thật là…
- In general.. – Nói chung thì…
- …
Tuy nhiên các bạn không nên lạm dụng bởi sử dụng quá nhiều tự đệm có thể gây khó chịu cho  người nghe.  Vì vậy, khi bạn nói ngày càng trôi chảy hơn, hãy chủ động tiết chế việc sử dụng các cụm từ đệm này.
Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn thấy việc luyện nói tiếng Anh trôi chảy không quá khó, vấn đề là phương pháp các bạn áp dụng có phù hợp và khoa học hay không. Hãy lưu ý và sử dụng tốt bốn “phụ gia” kể trên và không còn e ngại việc sử dụng tiếng Anh nhé!