Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Thi thử TOEIC trực tuyến, thi thử TOEIC online biết kết quả ngay



Nhiều bạn mong muốn thi thử TOEIC như đi thi TOEIC thật nhưng do hoàn cảnh, điều kiện không cho phép mà có nhiều bạn không sắp xếp được thời gian đi thi thử TOEICđược.

Do vậy, việc thi thử TOEIC trực tuyếnthi thử toeic online là phương án được lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, thi thử TOEIC online ở trên website nào, format thi có giống với đề thi thật không? Điểm quy chuẩn có giống như thang điểm của bảng điểm thi TOEIC không? Tìm được trang web thi thử TOEIc trực tuyến hội tụ những điểm như trên là điều không dễ.

Hôm nay, mình giới thiệu bạn trang web thi thử TOEIC Trực tuyến, Test TOEIC online hoàn toàn Free mà format giống như thi thật. Điểm quy đổi ra hoàn toàn dựa vào bảng điểm thi thật của TOEIC.

Đó là trang web: http://www.mshoatoeic.com/ của Ms Hoa TOEIC Center. Với 2 dạng bài test thi thử TOEIC cho bạn lựa chọn là:

– Thi Thử TOEIC trực tuyến với 120 phút, làm 1 bài full test giống như đi thi thật.

– Thi thử TOEIC trực tuyến với 60 phút, được cắt gọn giảm mỗi phần 1 nữa câu hỏi. Áp dụng cho những bạn không có đủ thời gian làm đầy đủ bài thi thử TOEIC dài 2 tiếng.

Format thi thử TOEIC trên website http://www.mshoatoeic.com/  thực sự rất hay và phù hợp với format thi TOEIC thật. Chỉ khác là bạn thi thử TOEIC trực tuyến chứ không phải thi thử trên giấy.

Trước khi làm bài thi thử TOEIC trực tuyến, bạn phải tắt hết các trang web về game, tin tức, giải trí … chỉ tập trung cho việc làm bài thi thử. Hãy xem như mình đang như thi thật và tự nghiêm khắc với bản thân. Chỉ có thế bạn mới đánh giá đúng khả năng của mình và tìm cho mình phương pháp luyện thi TOEIC tốt nhất.

Hy vọng với trang web http://www.mshoatoeic.com/question/fulltest sẽ giúp bạn tìm được bản đồ cho lộ trình chinh phục điểm cao TOEIC.


5 tuyệt chiêu đơn giản trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày



Bạn muốn tăng kỹ năng phát âm và khả năng giao tiếp tiếng Anh hàng ngày thật chuẩn nhưng chưa biết làm thế nào? Đây là những nguyên tắc căn bản mà các cao thủ nói tiếng Anh thường áp dụng để thực hiện nhiệm vụ tưởng chừng như “bất khả thi” này một cách khả thi nhất.

1. Nói chậm rãi (Always speak slowly)
Hầu hết những người học tiếng Anh đều cho rằng,  nói tiếng Anh càng nhanh sẽ càng giống với người bản xứ bởi đa số người học tiếng Anh đều thấy khó nắm bắt thông tin khi nghe người bản xứ nói vì họ nói khá nhanh. Tuy nhiên, quan điểm “nói càng nhanh càng tốt” này là hoàn toàn sai lầm. Bạn hãy cố gắng nói thật chậm và chính xác. Tất nhiên bạn không nên nói quá chậm nhưng phải đủ chậm để bạn có thời gian thực hiện các thao tác từ môi, lưỡi và âm của từ một cách chính xác. Nếu như bạn nói chậm lại thì âm điệu và trọng âm của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, trái lại giọng điệu phát âm của bạn sẽ nặng và khó hiểu hơn, điều này cũng dễ hiểu bởi vì bạn sẽ không có đủ thời gian để hình thành âm vị và ngữ điệu chính xác. Hãy “điều khiển” tốc độ nói phù hợp như nguyên tắc nói căn bản trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày nói chung.
2. Phát âm tất cả các âm trong từ (Pronounce all the sounds in words)
Như đã được đề cập ở trên, luyện nói tiếng Anh với tốc độ chậm sẽ giúp bạn có thời gian tập trung đến các âm có trong từ. Có thể ngay bây giờ, bạn có thể bỏ sót âm cuối hay âm giữa của từ, hoặc những âm tiết không phải là trọng âm trong từ. Điều này không ảnh hưởng đến người nói nhưng lại gây khó khăn cho người nghe, như vậy đã làm giảm một nửa hiệu quả của quá trình giao tiếp tiếng Anh. Chính vì vậy, bạn nên tập trung tới từng âm trong từ và không bỏ sót âm nào thì kỹ năng speaking của bạn sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng.
3. Khuyến khích sử dụng ngữ pháp mà bạn nắm vững (Use grammar you have mastered)
Giống như những ngôn ngữ khác, tiếng Anh có một trật tự từ và những nguyên tắc ngữ pháp cần phải tuân theo. Tuy nhiên. việc thực hiện các cấu trúc và nguyên tắc ngữ pháp trong việc thực hành nói tiếng Anh không đơn giản một chút nào và thực tế, điều đó cũng không có nghĩa bạn phải đảm bảo nói đúng 100% ngữ pháp. Mấu chốt của quá trình giao tiếp tiếng Anh hàng ngày là việc nghe các từ khóa (keywords), nắm bắt ý chính để đưa ra phản hồi thích hợp. Do đó, mặc dù ngữ pháp của câu nói không hoàn toàn chuẩn, nhưng người nghe hoàn toàn hiểu bạn đang nói gì và quá trình giao tiếp vẫn diễn ra như bình thường.
Chính vì vậy, trong giao tiếp bằng tiếng Anh hàng ngày, hãy cố gắng sử dụng những cấu trúc ngữ pháp mà bạn đã được học và nắm vững. Nếu như bạn chỉ nắm vững những cấu trúc và mẫu câu đơn giản, bạn sẽ chỉ nên sử dụng chúng cho tới khi bạn có thể chắc chắn sử dụng đúng những cấu trúc phức tạp hơn.
4. Ghi âm lại những gì bạn nói (Record your speech often)
Ghi âm lại những gì bạn nói được xem là biện pháp tốt nhất giúp bạn kiểm tra xem mình đã nói đúng chưa? Người khác có hiểu bạn đang nói gì không? Nhận biết được sự thay đổi trong giọng nói của bạn là bước cần thiết đầu tiên để hoàn thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh của bạn. Trong việc thực hành kỹ năng speaking với chiếc máy ghi âm của mình, bạn có thể nhận biết được những lỗi sai trong phiên âm, ngữ pháp, trọng âm, ngắt câu, nối từ. Trình tự thực hành có thể là:
Chuẩn bị thiết bị ghi âm: có thể là mic nối với lap, PC hoặc điện thoại, máy ghi âm.
Mở tapescript hoặc một đoạn văn bất kì, lúc mới tập thì bạn nên ghi chú/gạch chân những từ cần nhấn mạnh, trọng âm từ…
Bật thiết bị ghi âm, đọc to và rõ nội dung trong sách/giấy.
Nghe lại đoạn băng vừa ghi và bắt đầu phân tích, hãy thật khách quan khi nhận xét bạn đang nói ở tốc độ như thế nào? Bạn có thể hiểu được bạn nói bao nhiêu phần? Đồng thời gạch chân những từ mà bạn đã phát âm sai, hoặc phát âm thiếu (chú ý: âm cuối hoặc âm giữa của từ thường xuyên bị bỏ sót).
Tập lại nhiều lần đến khi nào đọc hoàn thiện thì chuyển sang đoạn văn khác.
5. Âm lượng lớn (Speak loudly enough)
Một trong những yếu tố giao tiếp quan trọng chính là âm lượng, bất kể khi bạn nói với 1 người, 10 người hay cả trăm người thì bạn cũng cần phải nói đủ lớn để tất cả những người có mặt đều có thể lắng nghe bạn nói một cách dễ dàng? Nếu như bạn nói quá nhỏ, điều gì sẽ xảy ra?
Người nghe có thể yêu cầu bạn nhắc lại, nói to hơn nữa hoặc là làm rõ những điều bạn đang trình bày.
Thái độ của mọi người sẽ thể hiện cho bạn thấy bạn đang gặp lỗi trong bài nói của mình, có thể bạn sẽ mất tự tin và không tiếp tục được nữa.
Giải pháp ở đây không chỉ là vấn đề âm lượng mà điều quan trọng hơn nữa là không gian mà bạn thực hành. Có thể ban đầu bạn chỉ thực hành nói trong một phòng rất bé, sau đó bạn dần dần mở rộng không gian và thay đổi âm độ nói cho mình làm sao cho phù hợp. Tuy nhiên, bạn không thể thực hành này một mình được bởi vì bạn cần có một (hoặc nhiều) người cùng luyện tập với bạn để có thể đánh giá được sự hợp lý trong âm lượng của bạn, đồng thời cũng là mục tiêu và đối tượng để bạn nói. Thực hành nói với một âm lượng phù hợp sẽ giúp bạn tự tin hơn và có thể điều chỉnh được âm lượng của mình phù hợp với từng không gian và hoàn cảnh khác nhau.
Hãy bắt đầu luyện tập những thói quen trên để có thể thuần thục kĩ năng nói tiếng Anh và thêm tự tin trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày, các bạn nhé!


Điểm TOEIC từ góc nhìn nhà tuyển dụng



Hai thập kỷ trở lại đây chứng kiến sự “lên ngôi” của tiếng Anh với sự áp dụng của nhiều chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC, v.v.. Những chứng chỉ này đóng vai trò là sự bảo đảm cho trình độ tiếng Anh của người sở hữu tấm bằng đó tiếp cận với việc học tập và làm việc trong môi trường tiếng Anh hiệu quả. Trong số đó, TOEIC là tấm bằng quan trọng mà các nhà tuyển dụng nhìn vào để đánh giá năng lực của bạn và cân nhắc xem họ có nên tuyển bạn hay không. Vậy sau một quá trình luyện thi TOEIC miệt mài, làm mọi đề thi TOEIC, đọc mọi tài liệu TOEIC mà bạn thấy cần thiết, bạn có nắm được người tuyển dụng nghĩ gì với mức điểm bạn đạt được?

        – Từ 250 tới 350 điểm: Có khă năng sử dụng tiếng Anh hạn chế trong công việc, và chỉ có thể hiểu những câu giao tiếp đơn giản.
        – Từ 350 – 550: Phản ánh năng lực giao tiếp tiếng b Anh ở mức độ trung bình, chỉ phù hợp với những tình huống giao tiếp ngắn gọn hay các loại văn bản đơn giản, và thông thường những người ở khung điểm này cần có sự hỗ trợ của từ điển và sách tiếng Anh thì mới có thể hiểu hết ý của người đối thoại. Đây là mức độ tiếng Anh yêu cầu đối với nhân sự cấp thấp, họ có thể chào đón và tiếp khách bước đầu bằng tiếng Anh, hay kiểm tra và trả lời email ở mức độ đơn giản…
        – Từ 550 tới 650: Phản ánh năng lực giao tiếp tiếng Anh trung bình khá. Những người đạt điểm thi TOEIC này có thể đảm nhận các vị trí nhóm trưởng hoặc trưởng phòng trong các công ty hoặc tổ chức nước ngoài, có khả năng hỗ trợ nhân sự của mình làm việc bằng tiếng Anh, tham gia một phần và việc tổ chức các cuộc họp hay hội thảo bằng tiếng Anh, và tự thực hiện các bài thuyết trình tiếng Anh ngắn.
        – Từ 650 – 800: Phản ánh năng lực giao tiếp tiếng Anh khá. Những người đạt mức điểm này có khả năng tham dự các cuộc hội thảo, hội nghị bằng tiếng Anh một cách độc lập và chủ động mà không cần sự hỗ trợ nào khác. Đây cũng là mức độ tiếng Anh yêu cầu đối với các cấp trưởng phòng trở lên ở các công ty nước ngoài.
        – Từ 800 – 900: Phản ánh năng lực giao tiếp tiếng Anh giỏi. Đây là mức tiếng Anh yêu cầu đối với những người giữ những cương vị như giám đốc chi nhánh, giám đốc bộ phận hay là lãnh đạo các phòng ban của công ty nước ngoài. Những người đạt điểmTOEIC trong khoảng này có thể thuyết trình độc lập về công ty với những bài thuyết trình dài được chuẩn bị trước, và có thể đàm phán các hợp đồng kinh tế và các thoả thuận hợp tác với đối tác nước ngoài bằng tiếng Anh.
        – Từ 900 – 990: phản ánh năng lực sử dụng tiếng Anh hoàn toàn thành thạo và không còn rào cản ngôn ngữ trong công việc. Các giám đốc công ty hoặc tổ chức nước ngoài thường có trình độ tiếng Anh này. Họ hoàn toàn đủ khả năng đánh giá vấn đề, đàm phán và thống nhất các điều khoản hợp tác với các đối tác, và hoàn toàn chịu trách nhiệm cá nhân về sự chính xác trong các quyết định của mình.
Vậy bây giờ bạn đã hiểu được phần nào suy nghĩ của những nhà tuyển dụng khi cầm trong tay bảng điểm TOEIC của bạn rồi phải không? Hãy đặt ra mục tiêu cụ thể cho mình và cố gắng luyện thi TOEIC đúng phương pháp, có hiệu quả để đạt được mục tiêu đó và giành được công việc mà bạn hằng ao ước nhé!


10 bí quyết “tuyệt mật” khi luyện thi TOEIC



Bài viết hôm nay không nhằm đưa ra các mẹo luyện nghe TOEIC, mẹo làm bài đọc hiểu cụ thể mà muốn chia sẻ với các bạn 10 bí quyết khi luyện thi TOEIC.
1. Chú ý quản lý thời gian
Khi làm đề thi TOEIC, rất nhiều bạn quá tiêu tốn thời gian vào phần 5 và 6, trong khi tổng thời gian cho phần 5, 6, 7 chỉ là 75 phút. Thực tế, bạn chỉ nên dành không quá 30 phút cho phần 5 và 6, và để 40 phút cho phần 7, bởi đây mới là phần dễ ăn điểm hơn so với 2 phần kia.
2. Luyện nghe nhanh
Trong quá trình luyện thi TOEIC, hãy từ bỏ thói quen tua lại băng để nghe lại bởi vì khi đi thi, bạn không thể kiểm soát tốc độ của phần nghe, phải không nào?  Bạn thậm chí còn chẳng có thời  gian để suy nghĩ quá lâu giữa các  câu hỏi. Vì vậy, nếu không nghe ra được câu trả lời, tốt nhất hãy đoán “bừa” và đi tiếp những câu  hỏi tiếp theo.
3. Luyện đọc to
Đọc to sẽ giúp cải thiện cả kĩ năng nghe và kĩ năng hiểu của bạn bởi một khi bạn nắm được phát âm, ngữ điệu, giọng điệu của tiếng Anh, bạn sẽ hiểu ngôn ngữ này nhanh hơn và chính xác hơn. Hãy bắt đầu luyện đọc từ sách giáo khoa, báo, tạp chí, tiểu thuyết, thậm chí là truyện tranh của trẻ con. Bạn có thể kết hợp ghi âm lại những gì mình đọc để tự chỉnh sửa sao cho tốt nhất.
4. Khai thác các công cụ đại chúng
Một trong những cách luyện thi TOEIC tốt nhất là hãy học từ thực tế. Xem tivi, nghe bản tin trên đài, đọc báo và tạp chí, kết hợp với những phương tiện khác như quảng cáo, thư từ, bản thi thời tiết, giao thông, thông báo … là những lựa chọn cho bạn. Bạn có thể học cùng một nhóm bạn để thêm hào hứng, lại có thể cùng đặt câu hỏi cho nhau để thử độ hiểu của mình nữa.
5. Khai thác các trang web học online free
Có rất nhiều trang web có cho làm các bài thi thử full hoặc mini miễn phí. Ở đây xin gợi ý cho các bạn trang web luyện thi toeic onine rất nhiều tài liệu phong phú đó là mshoatoeic.com – địa chỉ luyện thi TOEIC uy tín tại Hà Nội.
6. Dạy một người bản ngữ nói tiếng Việt
Tại sao? Bởi để dạy được cho họ nói tiếng Việt, bạn sẽ cần phải trao đổi bằng tiếng Anh để dạy họ. Qua cách này, bạn có thể học rất nhiều từ ngữ và cách biểu lộ mới bằng tiếng Anh từ chính người bạn bản ngữ của mình đấy!
7. Giữ trong người một quyển nhật kí bằng tiếng Anh
Đây sẽ là cuốn sổ để bạn có thể viết bất cứ cái gì như sở thích, từ yêu thích, giáo viên bạn ngưỡng mộ bằng tiếng Anh. Không nhất thiết bạn phải viết hàng ngày, hãy viết 2-3 lần/ tuần để đảm bảo rằng bạn vẫn thực hành được, mà không tốn thời gian.
8. Đặt câu hỏi
Đừng ngại đặt câu hỏi, đặc biệt là khi bạn hoàn toàn có trong tay rất nhiều cách thức để luyện TOEIC tốt hơn: giáo viên, bạn bè, các trang mạng xã hôi, forum học tập … Vậy thì tùy thuộc vào hoàn cảnh, mục đích của bạn, hãy lựa chọn và mạnh đạn đặt câu hỏi để nhanh chóng được giải đáp các thắc mắc khi học TOEIC nhé!
9. Kiểm soát cơn áp lực của bản thân
Chắc hẳn các bạn có đôi chút (hoặc nhiều) áp lực khi bước vào kì thi TOEIC bởi hoặc là bạn đã học quá nhiều, quá căng thẳng, hoặc bạn đang mong đợi quá nhiều ở bản thân. Tuy nhiên, bạn đừng quên rằng cân bằng là yếu tố cần thiết trong cuộc sống. Hãy nhắc nhở bản thận rằng, hãy cố hết sức, và khi đã cố hết sức rồi, bạn không còn gì nuối tiếc, hay dằn vặt bản thân mình nữa.
10. Đừng nhồi nhét
Chắc chắn có một vài bạn gần đến ngày thi mới bắt đầu cố gắng nhồi nhét rất nhiều kiến thức, những tưởng rằng điều này sẽ giúp các bạn không mau quên hay học hiệu quả hơn. Thực tế điều này lại mang đến kết quả ngược lại. Học nhồi nhét chỉ làm bạn rối tung lên và căng thẳng hơn, và đó là kết quả của việc bạn thiếu sự sắp xếp ôn tập hợp lý. Nếu đã xác định được ngày thi thì tốt nhất, bạn nên chia kiến thức học rải rác trong khoảng 1-1,5 tháng để đạt được kết quả tốt nhất.

Trên đây là 10 bí quyết khi luyện thi TOEIC sao cho hiệu quả nhất. Hi vọng  các bạn sẽ thành công với 10 bí quyết này!


Bạn đã học tiếng Anh đúng cách?



Bài viết hôm nay bao quát hơn những bài viết mà mình đã chia sẻ, nó không nói riêng cho luyện thi TOEIC, mà muốn nói về việc học tiếng Anh nói chung. Hãy tự hỏi, bạn đã học tiếng Anh đúng cách chưa?
1. Quá cầu toàn
Người lớn khi học tiếng anh thường gặp phải mỗi lỗi rất lớn là quá chú trọng vào ngữ pháp, hay quá thông minh, quá kinh nghiệm. Việc này bắt đầu từ cách học ở trường. Đó là hầu hết các giáo viên chỉ dạy ngữ pháp, tìm lỗi sai và sửa sao cho đúng,… mà không dạy cách giao tiếp. Điều này hình thành nên một “thói quen” cầu toàn của người học.
Khi muốn nói một điều gì đó, chúng ta thường suy nghĩ một thời gian để tìm một câu đúng ngữ pháp để nói, thậm chí cả những điều rất đơn giản trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày. Điều này làm cho quá trình giao tiếp mất rất nhiều thời gian mà rất không hiệu quả. Hoặc là khi nghe một đoạn giao tiếp bằng tiếng Anh, chỗ nào bạn cảm thấy không đúng, khó hiểu thì thường dừng nhịp nghe của mình để cố hiểu điều mà nhân vật trong đoạn băng vừa nói. Điều này làm bạn bị đứt quãng trong việc tiếp thu thông tin bằng nghe tiếng Anh.
 Nếu cứ học theo kiểu học trên thì bạn rất khó tiến bộ trong việc học bất kì ngoại ngữ giao tiếp nào chứ không chỉ tiếng Anh (mục đích của việc học tiếng Anh là để giao tiếp). Vậy phương pháp học tiếng Anh đúng là gì?
Hãy nhìn lại cách chúng ta học tiếng Việt từ bé. Chúng ta không qua một trường lớp dạy nghe nói gì cả nhưng vẫn có thể sử dụng tốt loại ngôn ngữ “khó hơn cả phong ba bão táp”. Việc học của chúng ta chỉ là nghe, nghe thật nhiều, mặc dù không hiểu, sau đó tập nói theo từ từ, từng chút một.
 Thực tế chứng minh rằng hầu hết những đứa trẻ sang nước sử dụng tiếng Anh sống cùng bố mẹ thì khả năng ngôn ngữ của chúng bao giờ cũng tốt hơn bố mẹ nhiều, đơn giản vì chúng học theo phương pháp tự nhiên như học tiếng mẹ đẻ vậy.
Bây giờ, bạn hãy thử thay đổi cách học của mình, học theo phương pháp học ngôn ngữ tự nhiên nhất. Hãy nghe tiếng Anh thật nhiều, để cho tai chúng ta quen với cách phát âm trong tiếng Anh (rất khác so với tiếng Việt); sau đó tập nói theo dần và nhớ rằng đừng quá chú trọng vào ngữ pháp. Học luôn từ vựng bằng việc nghe. 
2. Học không gắn với thực tế
Hầu hết thời gian chúng ta học tiếng Anh là qua sách, qua giáo trình. Khi muốn hiểu một câu, một từ tiếng Anh, ta thường phải dùng từ tiếng Việt để giải nghĩa. Điều này vô tình làm cho tiếng Anh trở thành một thứ ngôn ngữ xa xỉ, giống như chúng ta đang học một thứ cao xa như vấn đề học thuật vậy. Nhưng thực tế đâu có phải vậy. Tiếng Anh cũng chỉ là một phương tiện dùng để giao tiếp mà thôi.
Tại sao chúng ta không học từ vựng bằng cách gắn với thực tế. Ví dụ như khi muốn học từ “apple”, thay vì dịch sang tiếng Việt là “quả táo”, hãy ghi nhớ nó bằng cách gắn với hình ảnh quả táo. Khi muốn học một từ khó hơn, hãy học cách mô tả nó bằng tiếng Anh. Bằng cách như vậy, bạn sẽ có thể sử dụng tiếng Anh một cách dễ dàng nhất, tự nhiên nhất mà không phải dịch sang tiếng việt.
3. Học bị động
Học ngôn ngữ hay học bất cứ cái gì khác đều đòi hỏi sự đam mê, học mọi lúc, mọi nơi. Thế nhưng nhiều người lại cho rằng học trên trường lớp là đủ rồi mà không học thêm ngoài hay tự học. Việc tự học sẽ giúp bạn tiếp thu chủ động hơn. Và khi bạn đã chủ động học, tức là bạn muốn học. Khi đó, sự tiến bộ của bạn là điều đương nhiên.
Nếu bạn là ai trong bất cứ những người trên, hãy thay đổi, hãy chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất để học tốt hơn tiếng Anh  nhé!


Bạn có muốn đạt điểm cao trong kì thi TOEIC???



Hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn những kĩ năng để đạt điểm cao trong phần nghe hiểu TOEIC chiếm số điểm rất lớn và cũng là thử thách với rất nhiều sĩ tử luyện thi TOEIC!
Trước hết bạn cần hiểu hơn về cấu trúc phần thi NGHE TOEIC:
• Thời gian: 45 phút, 100 câu
• 4 phần thi nhỏ:
– Picture description: 10 câu
– Questions & Responses: 30 câu
– Short conversations: 30 câu
– Short talks: 30 câu
Với cấu trúc như vậy thì kỹ năng làm bài phần nghe cần được triển khai theo từng phần như dưới đây:
* Picture description:
– Có 2 thì rất thường được sử dụng: Thì hiện tại tiếp diễn (ở dạng chủ động: S + am/is/are + Ving; hoặc ở dạng bị động: S + am/is/are + being + V3). Thì hiện tại đơn.
– Khi nghe cần lưu ý:
+ Loại bỏ hẳn những lựa chọn sai.
+ Ghi chú ra giấy nháp những phương án có thể đúng.
+ Dùng phương pháp loại trừ.
– Khi xem tranh, phải lập tức nghĩ ra ngay TỪ VỰNG liên quan đến 3 vấn đề sau – đây chính là một trong những mẹo luyện nghe TOEIC rất hiệu quả:
+ Người/Vật trong tranh là ai/cái gì? (NOUN)
+ Họ đang làm gì? (ACTION VERB)
+ Họ đang ở đâu? Vị trí cụ thể? (POSITION)
Có 2 loại tranh:
+ Photos of people: Who are they? (Họ là ai?), Where are they? (Họ đang ở đâu?), What are they doing? (Họ đang làm gì?), What do they look like? (Họ trông như thế nào?).
+ Photos of things: what are they? (Chúng là cái gì?), Where are they? (Chúng đang ở vị trí nào?), What is being done to them? (chúng đang được làm gì?), What do they look like? (Chúng trông như thế nào?).
*Questions & Responses:
– Lưu ý 4 dạng câu:
+ Statements: xuống giọng ở cuối câu.
+ Yes/No Questions: lên giọng ở cuối câu.
+ WH Questions: xuống giọng ở cuối câu.
+ OR Questions (lựa chọn 1 OR lựa chọn 2): lên giọng ở lựa chọn 1, xuống giọng ở lựa chọn
– Mẹo làm bài:
+ Lưu ý ngữ điệu để đoán dạng câu hỏi.
+ Chỉ nghe “key words”.
+
A B C
Đặt bút chì ở vị trí phương án đúng, cho đến khi tìm được phương án chính xác hơn.
+ Dùng phương pháp loại trừ.
* Short conversations & Short talks:
– Mẹo làm bài:
+ Gạch dưới “key words”, đồng thời đọc thầm những “key words” này.
+ Đoán tình huống & chủ đề của bài đàm thoại, hoặc bài nói.
+ Đoán trước câu trả lời khi đọc các phương án lựa chọn.
+ Mỗi bài đàm thoại, hoặc bài nói có 3 câu hỏi thì người làm phải hoàn thành cả 3 câu hỏi trước khi người đọc câu hỏi đọc sang câu hỏi thứ 2. Khi đó, người làm lập tức đọc sang 3 câu hỏi của bài đàm thoại/bài nói chuyện tiếp theo.
Chúc các bạn luyện thi TOEIC thành công!


Mẹo luyện thi TOEIC phần Reading




Cùng tìm hiểu những mẹo luyện thi TOEIC cho phần Reading nhằm đạt điểm tối đa.

Đọc hiểu là một kỹ năng cần được rèn luyện khi ôn thi vì nó là một phần quan trọng trong quá trình học TOEIC. Bài viết sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề đang gặp phải và nâng cao khả năng đọc hiểu tiếng Anh.
Có khi nào việc đọc hiểu một đoạn văn hay một bài báo bằng tiếng Anh gây cho bạn nhiều khó khăn và mất quá nhiều thời gian? Có lúc bạn có thể đọc rất nhanh nhưng lại bỏ sót một số ý chính, không nắm được toàn bộ nội dung bài viết? Một số mẹosau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu tiếng Anh nhanh hơn, hiệu quả hơn và chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn luyện thi TOEIC.
1/ Đọc lướt qua tài liệu trước tiên sẽ giúp bạn tìm ra đề mục chính của toàn bài, của từng đoạn, từng phần, các tài liệu liên quan… Từ đó, bạn sẽ đánh giá được đâu là nội dung quan trọng cần quan tâm hơn và lựa chọn cho mình hướng đọc phù hợp.
2/ Tăng giảm tốc độ đọc là việc rất cần thiết. Đọc quá nhanh sẽ làm bạn bỏ sót mất nhiều ý, đọc quá chậm, tập trung vào tất cả các câu, các phần sẽ gây cho bạn cảm giác mệt mỏi, nặng nề. Tốt nhất là hãy đọc chậm ở những phần quan trọng và đẩy nhanh tốc độ đối với phần ít quan trọng, dễ hiểu hay nội dung quá quen thuộc.
3/ Việc đọc một cụm từ hay nhóm từ có liên quan nhau cùng một lúc thay cho việc đọc từng từ một trong câu sẽ giảm bớt được khá nhiều thời gian đọc. Speed Reader và Rapid Reader là những phần mềm hay giúp bạn cải thiện tốc độ đọc với những từ và chữ cái nhấp nháy.
4/ Tập trung vào các từ chính trong câu hay ý chính trong bài thay vì các mạo từ, liên từ hay giới từ (a, an, the, and, or, nor, but,…) thì mới đạt được hiệu quả khi đọc.
5/ Hãy dùng một vật làm tiêu điểm dẫn mắt bạn theo suốt bài đọc, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Đó có thể là bất cứ cái gì thuận tiện như ngón tay, bút bi, bút chì. Nó sẽ giúp bạn tránh bị nhầm mà đọc đi đọc lại và cũng như không bỏ sót ý. Đây thực sự là một công cụ hữu ích giúp bạn kiểm soát được quá trình đọc của mình, giúp bạn đọc đúng và nhanh hơn rất nhiều.
6/ Nhớ lâu hơn và tổng hợp thông tin tốt hơn bằng việc kể với bạn bè, người thân về những gì đã đọc. Đó điều mà một số người đọc rút ra từ kinh nghiệm của bản thân.
7/ Bạn nên lựa chọn cách đọc phù hợp với mình. Tùy cơ ứng biến đối với mỗi loại bài đọc khác nhau vì có bài dễ, bài khó. Bạn cũng không nên gò bó theo công thức đọc của ai cả vì nó chưa chắc đã phù hợp với bạn, hãy tham khảo để rút ra cách đọc phù hợp cho mình. Hãy lựa chọn thời gian trong ngày mà bạn cảm thấy thoải mái nhất để đọc thay vì cố gắng gò ép bản thân đọc cả tiếng đồ hồ mà không thể tiếp thu nổi.
8/ Không gian đọc cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đọc. Đó nên là một nơi yên tĩnh, tránh bị quấy rầy, bị làm phiền, và nơi đó truyền cho bạn hứng thú đọc.
9/ Luyện tập thật nhiều, đọc bất cứ bài nào về lĩnh vực mà bạn quan tâm. Việc luyện tập nhiều sẽ giúp bạn thành công trong bất kể môn học nào, công việc nào, không chỉ là học tiếng Anh hay luyện thi TOEIC. Trong lúc đọc, đừng quên ghi nhớ các ý chính và đánh dấu phần nội dung khó hiểu để tìm hiểu sau.
Có rất nhiều phương pháp khác nữa có thể sẽ tốt hơn cho bạn. Nhưng điều quan trọng là hãy tìm cho chính mình một phương pháp phù hợp. Nó không chỉ giúp bạn học Tiếng Anh hay củng cố phần đọc hiểu để on thi TOEIC mà còn giúp bạn trong nhiều môn học và công việc sau này.


Mẹo học từ vựng hiệu quả

Tham khảo:

Từ vựng là nền tảng của ngôn ngữ, vì thế cách chúng ta xây dựng nền tảng ấy ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của chúng ta. Những nguyên tắc không thể bỏ qua khi bạn học từ vựng của tiếng Anh giao tiếp là:


Luyện phát âm chuẩn của từ ngay từ đầu

Thông thường khi học một từ bạn có thói quen xem ngay nghĩa của từ, thậm chí là cả cách dùng, các cụm từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa với nó v.v. Nếu bạn đang học tiếng Anh giao tiếp thì bạn đã sai rồi. Việc đầu tiên nên làm khi học một từ mới là bạn phải tập nghe và phát âm thật thành thạo từ đó đã, trước khi “nghiên cứu” về cách dùng từ. Hãy “biết” từ đó về mặt âm thanh, trước khi “biết” về ý nghĩa, đây là cách học phù hợp nhất với tư duy tự nhiên của não người. Bạn có để ý rằng những đứa trẻ học tiếng mẹ đẻ cũng theo trình tự như vậy? 




Học từ vựng theo cụm

Tất nhiên rồi. Vì tiếng Anh khác tiếng Việt nên nếu bạn chỉ học từ tiếng Anh đơn lẻ, rất có thể sau khi học xong bạn sẽ phát hiện ra mình vẫn chẳng biết cách dùng nó và thế là phí công. Chẳng hạn nếu học từ “bike”, hãy luôn nhớ cụm từ “ride a bike”, nếu không bạn sẽ chẳng biết nói “đi xe đạp” tiếng Anh như thế nào. Học cả cụm từ còn giúp bạn phản xạ nhanh hơn khi nói vì không cần tốn thời gian để “nghĩ” cấu trúc và cách dùng từ.

Sử dụng những từ đã học thường xuyên

Nguyên tắc cuối cùng và không thể bỏ qua, nếu không thì cả 4 nguyên tắc trên đều trở nên vô nghĩa. Tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh giao tiếp cần nhất là phải được luyện tập thường xuyên để có được phản xạ tốt. Hãy tìm cơ hội để thực hành, nếu không bạn sẽ chỉ học được một ngôn ngữ “chết”. Tập luyện sử dụng từ bằng cách tham gia 1 CLB Tiếng Anh hoặc hoc tieng anh online mien phi trên các website miễn phí.

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

4 chú ý dành cho các bạn học tiếng Anh

Hãy chú ý những điểm sau để có thể học tiếng Anh tốt hơn nhé!

Tự tạo môi trường học tiếng Anh cho tiêng mình


Trên thực tế, bất kỳ ai cũng có khả năng nói một ngôn ngữ, là bởi ngôn ngữ đó bao trùm cuộc sống của mỗi người. Tôi đã gặp những học viên chưa bao giờ đặt chân đến một quốc gia nói tiếng Anh nhưng khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt đến kinh ngạc. Bạn cũng có thể làm được như vậy, nếu bạn tự tạo ra môi trường tiếng Anh thường xuyên hàng ngày cho mình, từ việc xem phim, nghe nhạc, tham gia câu lạc bộ tiếng Anh… Tốc độ học tiếng Anh của bạn sẽ nhanh hơn nhiều. Bên cạnh đó, tham gia 1 CLB Tiếng Anh hoặc học trên các website miễn phí cũng giúp chúng ta có rất nhiều bài tập nghe nói.


Đừng học từ vựng riêng lẻ mà hãy học theo cụm


Suy nghĩ quá nhiều đến ngữ pháp để tạo thành câu không phải là cách giúp bạn nói tốt, mà hãy học theo cụm từ và câu như cách người bản ngữ diễn đạt sẽ hiệu quả hơn. Tôi biết có những học viên học từ vựng và cố gắng ghép các từ lại với nhau. Điều này khiến tôi kinh ngạc về vốn từ vựng của họ. Nhưng vấn đề ở chỗ cách tạo câu như vậy không đúng lối diễn đạt tự nhiên. Ví dụ nhỏ, bạn có thể ghép từ 2 từ thành “Happy Christmas” dù không sai về ngữ pháp nhưng người bản ngữ không nói như vậy, mà họ nói “Merry Christmas”. Đọc thêm: Các phương pháp học từ vựng tiếng anh hiệu quả.


Tự tạo niềm vui, động lực khi học tiếng Anh


Vốn dĩ chúng ta luôn ước mơ nhiều và bỏ cuộc cũng nhiều. Vì vậy, nếu việc luyện nói tiếng Anh chỉ là một hoạt động nhàm chán, sớm muộn bạn cũng sẽ tìm ra cớ để trì hoãn hoặc bỏ việc đó đi. Vậy để luyện nói tiếng Anh như một niềm vui, bạn sẽ có động cơ để duy trì việc học. “Niềm vui” có thể là xem một bộ phim hay kênh truyền hình tiếng Anh mà bạn yêu thích, tham gia câu lạc bộ tiếng Anh hay chọn một khóa học phù hợp.



Thực hành nghe nói theo câu


Những kĩ năng đọc, nghe, nói là những kỹ năng quan trọng nhất khi học ngoại ngữ. Tuy nhiên chỉ có kỹ năng nói đòi hỏi bạn phải trôi chảy, lưu loát. Hãy nghĩ về cách trẻ con tập nói, đến nói lưu loát, rồi mới bắt đầu học đọc và viết. Vì vậy, có lẽ thứ tự để học một ngôn ngữ mới một cách tự nhiên là Nghe, Nói, Đọc, Viết. Hãy nghe và luyện nói theo từng câu ngắn, từ cách nhấn trọng âm, nối âm đến nhịp điệu và ngữ điệu.

Tham khảo: