Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

9 mẹo hay để viết chuẩn chính tả tiếng Anh


Nếu thường xuyên viết sai chính tả tiếng Anh, bạn nên áp dụng những bí quyết thú vị sau.
Ngay cả người dân bản ngữ cũng thấy bối rối trước thử thách đánh vần hay viết chính tả một cách chuẩn xác. Trong nghe noi tieng anh chịu ảnh hưởng từ nhiều thứ tiếng, ngôn ngữ khác nhau, do đó nhiều từ vựng có thể khó nhớ với người học. Các bạn hãy tìm tai lieu hoc tieng anh để trao dồi thêm kiến thức nhé!
Điều đầu tiên là xác định xem bạn muốn học cách viết của quốc gia nào. Tiếng Anh của Mỹ, Anh, Canada hay Australia đều có một số từ có cách viết khác nhau. Chẳng hạn như từ "màu sắc" là "color" với tiếng Anh-Mỹ và "colour" với Anh-Anh. Sau đó, bạn có thể rèn luyện với các bước sau:

1. Sử dụng thuật ghi nhớ
Ghi nhớ thông tin không dễ, nhưng sẽ dễ hơn nếu bạn biến thông tin ấy trở nên ấn tượng, ý nghĩa. Thuật ghi nhớ biến thông tin đơn thuần thành những hình ảnh, giai điệu hay trong ngữ cảnh một câu văn.
Giai điệu và bài hát khiến từ ngữ và thông tin dễ nhớ hơn. Ví dụ, có một bài thơ về cách đánh vần được các học sinh thường truyền tai như sau:
At the end of a word if you find silent e,
Then throw it away, -- for there it can't be
When an affix you add with a vowel commencing;
Thus "rogue" will make "roguish," and "fence" will make "fencing";
But if -able or -ous follow soft c or g,
Then, "change" you make "changeable", keeping the e.
(Khi cuối từ xuất hiện chữ e là âm "câm"
Và bạn muốn thêm hậu tố có bắt đầu là một nguyên âm
Thì bạn hãy vứt nó đi, vì nó không thể ở chỗ đó
Chẳng hạn như "rouge" trở thành "roguish" và "fence" trở thành "fencing"
Không áp dụng  nếu hậu tố "able" hoặc "ous" nằm cuối từ có âm nhẹ là "c" hay "g"
Chẳng hạn như "change" trở thành "changeable", bạn vẫn giữa chữ "e")
Bạn có thể tham khảo những bài thơ tương tự hoặc tự sáng tác nên. Trong tiếng Việt, bạn cũng từng nghe đến những bài thơ như:
"O" tròn như quả trứng gà
"Ô" thì đội nón, "ơ" thời thêm râu.
"Acronym" - một từ được tạo bằng cách viết tắt các chữ cái đầu của một cụm từ cũng là một cách hay để học chính tả. Bạn có thể sử dụng các từ viết tắt có sẵn để học cả cụm, chẳng hạn như "LOL" là viết tắt của "Laughing Out Loud" (cười lớn) hoặc tự tạo cho mình một cách viết tắt để nhớ từ. "Rhythm" là một từ khó viết đúng chính tả. Bạn có thể xem "RHYTHM" là viết tắt các chữ cái đầu của câu ""Rhythm Helps Your Two Hips Move." (Nhịp điệu khiến hai hông của bạn lắc lư).
Thuật ghi nhớ còn có thể được thể hiện bằng việc đặt câu. Chẳng hạn, nếu từ "island" khó đánh vần, bạn có thể đặt một câu như sau "An island is land surrounded by water" và từ đó ghi nhớ, "island" là kết hợp của từ "is" và "land".

2. Học một vài quy tắc
Thỉnh thoảng, bạn có thể học thuộc một số quy tắc để biết cách viết của từ. Chẳng hạn, nếu không hiểu vì sao tính từ "happy" khi chuyển thành danh từ lại phải đổi chữ "y" thành "i", bạn có thể học quy tắc "Khi thêm một hậu tố vào một từ có kết thúc là 'y' thì 'y' phải được đổi thành 'i', ví dụ cặp 'try - tries', 'party - parties".

3. Lưu ý những từ có đánh vần khác thường
Có một số từ tiếng Anh khó viết đúng ngay với cả người bản địa, ví dụ lose và loose, resign và re-sign, compliment và complement. Bạn nên lưu ý và ưu tiên học thuộc những từ dễ gây nhầm nhưng hay được dùng như: across, basically, beginning, believe, foreign, friend, forty, interrupt, until, weird.

4. Viết danh sách những từ bạn hay viết sai
Thay vì cố nhớ danh sách những từ khó đánh vần do người khác biên soạn, bạn có thể tự lập nên một danh sách của riêng mình, học cách nhớ chúng với thuật ghi nhớ nêu trên. Biết mình cần gì là một phần quan trọng của việc học.




Chúc các bạn nghe noi tieng anh tốt nhé!


Một số trạng từ đặc biệt cần lưu ý trong đề thi TOEIC


Chúng ta đã biết, hầu hết các trạng từ trong nghe noi tieng anh được cấu tạo bằng cách thêm đuôi “-ly” vào tính từ. Tuy nhiên, đã là ngôn ngữ thì không có gì tuyệt đối cả. Sau đây là một số trạng từ đặc biệt mà chúng ta cần lưu ý trong đề thi toeic


1.      late / lately
Late có thể vừa là TÍNH TỪ, vừa là TRẠNG TỪ, mang nghĩa “after the correct time”/ ”muộn”
§  I’m not hungry because I had a late lunch. (adjective)
§  He slept late and missed his first class. (adverb)

Lately là trạng từ, nghĩa là “recently”/ “gần đây, mới đây”
§  I haven’t studied a lot lately. Work has been busy for the past couple weeks.

2.      hard / hardly
Hard có thể là TÍNH TỪ (với 2 nghĩa: khó hoặc cứng) và TRẠNG TỪ (vất vả, cực nhọc)
§  This book is too hard for me. I can’t read it. (adjective, hard = difficult)
§  This mattress is too hard. I can’t sleep. (adjective, hard = opposite of “soft”)
§  She’s working hard to finish the project by tomorrow. (adverb, hard= intensely)

Hardly là trạng từcó nghĩa “almost not”/ “hầu như không”
§  We have a bad connection – I can hardly hear you. (= I almost can’t hear you)

3.      High and highly
High là TÍNH TỪ và TRẠNG TỪ khi muốn diễn tả ý liên quan đến độ cao.
§  The sky is so high (adjective)
§  Throw it as high as you can. (adverb)

Highly là trạng từ mang nghĩa “very much”/ “rất nhiều, rất”
§  I can highly recommend this product.

4.      most / most of / mostly
Most or most of là tính từ mang nghĩa “the majority, the greater part”/ “phần lớn”
§  Most people like the country’s president. (= more than 50% of the people)
§  Most of the students in the class are nice. (= more than 50% of the students)

Most là trạng từ lại mang nghĩa “to the greatest degree”/ “nhiều nhất” – dùng trong so sánh hơn nhất:
§  She’s the most popular girl in school. (= more popular than EVERYONE else)
§  This is the most confusing chapter in the book.
(= more confusing than ALL the other chapters)

Mostly là trạng từ có nghĩa là “mainly, generally, usually”/ “thường là, chủ yếu là, phần lớn”
§  We mostly go to dance clubs, but sometimes we go to a cafe.
(= we usually go to dance clubs)
§  I’ve mostly dated athletes; I love women who play sports.
(= I’ve mainly dated athletes)

Chúc các bạn luyện thi toeic tốt nhé!

26 cách diễn đạt thông dụng trong giao tiếp hàng ngày


Hôm nay mình xin chia sẻ một số kiến thức rất hay, hữu dụng dành cho những bạn đang luyện thi TOEIC cũng như muốn nghe noi tieng anh tốt nha. Cùng ghi nhớ những cách diễn đạt thông dụng trong giao tiếp sau đây nhé!

1. After you: Mời anh/chị trước.
Là câu nói khách sáo, dùng khi ra/ vào cửa, lên xe, nhường cho người khác đi trước

2. I just couldn’t help it: Tôi không kiềm chế được/ không nhịn nổi

eg: I was deeplymoved by the film and I cried and cried. I just couldn’t help it.
Hoặc I just couldn’t help crying.

3. Don’t take it to heart. Đừng để bụng/ Đừng bận tâm
eg: This test isn’t that important. Don’t take it to heart.

4. We’d better be off. Chúng ta nên đi thôi!
eg: It’s getting late. We’d better be off .

5.Let’s face it. Hãy đối mặt đi/ Cần đối mặt với hiện thực
Thường cho thấy người nói không muốn né tránh hiện thực.
eg: I know it’s a difficult situation. Let’s face it, OK?

6. Let’s get started. Bắt đầu làm thôi.
Nói khi khuyên bảo: Don’t just talk. Let’s get started.

7. I’m really dead. Tôi mệt chết được
Nói ra cảm nhận của mình: After all that work, I’m really dead.

8. I’ve done my best. Tôi cố hết sức rồi!

9. Is that so? Thật thế sao? / Thế á?
Biểu thị sự kinh ngạc, nghi ngờ của người nghe.

10. Don’t play games with me! Đừng có giỡn với tôi.

11. I don’t know for sure. Tôi cũng không chắc
Stranger: Could you tell me how to get to the town hall?
Tom: I don’t know for sure. Maybe you could ask the policeman over there.

12. I’m not going to kid you:Tôi đâu có đùa với anh.
Karin: You quit the job? You are kidding.
Jack: I’m not going to kid you. I’m serious.

13. That’s something:Quá tốt rồi/ Giỏi lắm!
A: I’m granted a full scholarship for this semester.
B: Congratulations. That’s something.

14. Brilliant idea! Ý kiến hay! / Thông minh đấy!

15. Do you really mean it? Nói thật đấy à?
Michael: Whenever you are short of money, just come to me.
David: Do you really mean it?

16. You are a great help! Bạn đã giúp rất nhiều!

17. I couldn’t be more sure:Tôi cũng không dám chắc

18. I am behind you. Tôi ủng hộ cậu
A: Whatever decision you’re going to make, I am behind you.

19. I’m broke. Tôi không một xu dính túi.

20. Mind you! Hãy chú ý! / Nghe nào! (Có thể chỉ dùng Mind.)
eg: Mind you! He’s a very nice fellow though bad-tempered.

21. You can count on it. Yên tâm đi / Cứ tin như vậy đi
A: Do you think he will come to my birthday party?
B: You can count on it.

22. I never liked it anyway. Tôi chẳng bao giờ thích thứ này
Khi bạn bè, đồng nghiệp làm hỏng cái gì của bạn, có thể dùng câu nói này để họ bớt lúng túng hay khó xử:
Oh, don’t worry. I’m thinking of buying a new one. I never liked it anyway

23. That depends. Tuỳ tình hình thôi
eg: I may go to the airport to meet her. But that depends.

24. Congratulations! Chúc mừng

25. Thanks anyway. Dù sao cũng phải cảm ơn cậu

26. It’s a deal. Hẹn thế nhé
Harry: Haven’t seen you for ages. Let’s have a get-together next week.
Jenny: It’s a deal.



CHÚC CÁC BẠN LUYỆN THI TOEIC TỐT NHÉ!

5 điều bạn nên biết trước khi học tiếng Anh


Đừng bao giờ so sánh trình độ của mình với một người đã nghe noi tieng anh quá lâu và nhiều, như thế bạn sẽ thấy nhanh chán nản và dễ từ bỏ.
Nhiều người tưởng rằng việc bắt đầu học ngoại ngữ chỉ đơn giản là tìm tai lieu hoc tieng anh hoặc đăng ký khóa học thêm tại một trung tâm ngoại ngữ nào đó. Thực tế cho thấy, có nhiều bạn đã bắt đầu học tiếng Anh bằng quyết định chóng vánh và cũng từ bỏ nó rất nhanh sau đó.
Cũng như bất kỳ các môn học xã hội khác, ngoại ngữ thường đòi hỏi người học phải dành một khoảng thời gian nhất định để theo học và có cách nhìn rõ ràng về phương pháp luyện tập tại trung tâm ngoại ngữ, cũng như tại nhà.
Thành công trong việc giao tiếp tiếng Anh phụ thuộc 90% vào nỗ lực bản thân của bạn, 10% còn lại nằm ở phương pháp và sự hướng dẫn của những người đi trước.
Trong 90% đó, có khoảng 60- 70% nằm ở cách nhìn nhận viêc học ngoại ngữ trước khi bắt tay vào luyện tập nó và khoảng 20-30% còn lại nằm ở mức độ luyện tập thường xuyên của bạn. Đó là lý do chính tôi viết bài này để các bạn có cách nhìn rõ ràng hơn trước khi bắt đầu học một ngoại ngữ.
Trước hết, tiếng Anh không phải là tương lai của bạn nhưng nó lại là công cụ rất hữu ích cho tương lai mà bạn hướng đến.
Một trung tâm Anh văn có câu slogan “Your English- Your Future” nhằm nhắc nhở người học về tầm quan trọng của tiếng Anh. Bạn cũng có thể dễ dàng nhận thấy những câu slogan tương tự ở hầu hết các trung tâm lớn khác.
Tuy nhiên, mục đích lớn nhất của những lời nhắc nhở trên, đó là chiến lược marketing muốn các bạn dành nhiều thời gian hơn cho tiếng Anh. Vì thế, việc học tiếng Anh sẽ trở thành hoạt động chính trong ngày của bạn. Thậm chí có nhiều học viên sẵn sàng từ bỏ các môn học và công việc khác để chỉ đầu tư cho việc học tiếng Anh.
Bản thân tôi nhận thấy tiếng Anh và việc học tiếng Anh chỉ nên là một hoạt động nhỏ trong ngày bởi vì nó sẽ là công cụ mà chúng ta sẽ có thể dùng đến trong tương lai, chứ tiếng Anh không bao giờ là tương lai của bạn được. Vì thế bạn đừng dẹp bỏ những hoạt động thường ngày mà lao vào học tiếng Anh.
Để nghe noi tieng anh giỏi, bạn cần thời gian để “thấm” từ từ và đến lúc bạn đã đủ từ vựng, đủ cấu trúc, bạn sẽ giỏi lên một cách tự nhiên. Bạn vẫn có thể nói được tiếng Anh với vốn từ vựng ít ỏi của mình, tuy nhiên đừng bao giờ so sánh với một người đã học tiếng Anh quá lâu và quá nhiều, như thế bạn sẽ thấy nhanh chán nản và dễ từ bỏ. 
Thứ hai, hãy chịu khó đợi cảm hứng học tiếng Anh đến với bạn. Có nhiều học viên vội vàng đăng ký một khoá học tiếng Anh bất kỳ mà chưa thực sự thấy hào hứng để bắt đầu học ngoại ngữ này.
Có thể, bạn nghĩ các trung tâm Anh ngữ sẽ truyền cảm hứng cho bạn trong suốt quá trình học, thậm chí có nhiều người đang học hoặc đã giỏi tiếng Anh sẽ là nguồn cảm hứng thúc đẩy bạn. Tuy nhiên, cảm hứng đến từ bạn mới đủ sức mạnh để tạo động lực học tập trong suốt quá trình luyện tập dài hơi đó.
Hãy cứ vui chơi và lo học những môn khác, bên cạnh đó, bạn nên cố gắng tham gia những hoạt động ngoại khoá để giao lưu và kết bạn với những người đến từ nhiều nơi trong một thành phố, khác thành phố hoặc thậm chí có thể thử gặp một vài người bạn đến từ một nơi xa lạ khác.
Bạn không cần phải hoàn hảo trong những lần gặp mặt đầu tiên ấy. Thực ra, thất bại trong giao tiếp thường ngày mới làm cho bạn hoàn thiện hơn về khả năng giao tiếp tiếng Anh sau này của bạn. Hoặc một chuyến đi du lịch xa và dài ngày tại bất kỳ quốc gia nào đó cũng là gợi ý hay cho bạn.
Bạn có thể chọn những điểm đến ít tốn kém nhất để thử những trải nghiệm mới. Miễn là nơi đó, bạn sẽ phải dùng “đôi mắt” để hiểu về cuộc sống, chứ không phải dùng ngôn ngữ nói để tìm hiểu về những điều đó.
Hãy bắt đầu học tiếng Anh cho tới khi bạn thấy những điều thực tế đã xảy ra với mình, đó là chất xúc tác cần thiết và đúng lúc để bắt đầu khởi động cho môn học này.
Thứ ba, hãy lên một kế hoạch cụ thể và kiên trì với nó. Bạn sẽ khó lòng đạt được kết quả như ý muốn nếu thiếu kế hoạch trước khi bắt đầu học ngoại ngữ. Tôi xin nhấn mạnh rằng, bạn hoàn toàn có thể tạo ra kế hoạch luyện tập hoàn hảo trong khi chưa biết gì nhiều về tiếng Anh. 
Bạn có thể áp dụng bất kỳ công thức thành công nào trong quá khứ mà bạn đã từng trải qua.
Nếu bạn từng là một người giỏi toán và có thể ngồi lì giải một đề toán trong vòng 3 giờ đồng hồ liên tục, thì hãy dùng trải nghiệm đó và áp dụng tương tự cho tiếng Anh. Hãy tìm kiếm những tài liệu học tiếng Anh có hướng dẫn cụ thể và tập luyện với cường độ như bạn từng học toán.
Nếu bạn là một người thích chơi bóng đá, có thể đá bóng 2 đến 3 ngày/một tuần và bây giờ bạn là chân sút điêu luyện, vậy thì bạn hãy luyện tập tiếng Anh với tần suất 2 đến 3 ngày/một tuần và 2 giờ mỗi ngày, đồng thời duy trì nó giống như cách bạn tập đá bóng trước đây.
Tóm lại, hãy tận dụng những trải nghiệm thành công của chính mình trước khi tham khảo kinh nghiệm từ người khác. Lấy thước đo chuẩn của bộ môn bạn đã từng thành công trước đây để làm thước đo chuẩn cho việc học tiếng Anh sau này.
Nghĩa là, từ lúc bạn bắt tay vào học để biết làm toán, tới khi biết giải đề thi đại học, đề thi tốt nghiệp mất bao lâu thì hãy lấy khoảng thời gian chuẩn đó để áp dụng cho tiếng Anh.
Tuy nhiên, bạn nên luôn luôn tự đặt câu hỏi rằng: “Liệu có cách nào nào để luyện tập thông minh hơn không?. Nếu có, hãy áp dụng ngay, nếu không hãy kiên trì với phương pháp cũ.
Thứ tư, bạn hãy lựa chọn cho mình những tài liệu (sách, báo, nhạc, flash card…) phù hợp Internet hoặc những người đi trước luôn là các kênh hữu dụng để bạn tham khảo những tài liệu nào bạn cần đầu tiên.
Tôi có một gợi ý nhỏ, bạn đừng bắt đầu bằng những tài liệu có khối lượng kiến thức quá nhiều, bạn sẽ dần thấy chán bởi vì không biết đến lúc nào mới học xong nó.
Lựa chọn những tài liệu khởi đầu đơn giản và có thể hoàn thành trong vòng 7 đến 10 ngày luyện tập, để bạn có thể tự chốt lại mình đã bắt đầu như thế nào, xem xét mức độ tiến bộ (khác biệt) sau khoảng thời gian ngắn đó.
Khối lượng kiến thức trong sách sẽ tăng dần theo khả năng Anh ngữ của bạn. Đừng vội vàng mua quá nhiều sách chỉ để “làm đẹp” kệ sách của bạn.
Cuối cùng, bạn phải chọn ra thời điểm cụ thể để kết thúc.
Bạn phải lựa chọn thời điểm để kết thúc việc học trước khi bắt đầu làm nó. Vì đó chính là deadline để bạn buộc phải hoàn thành nó. Thời điểm kết thúc có thể là lúc tốt nghiệp THPT, tốt nghiệp đại học, cao học hay có thể là trong vòng 3 hoặc 6 tháng tới… Dĩ nhiên, đó phải là thời điểm cần thiết và được làm nổi bật trong kế hoạch của bạn.
Tại sao không phải là: “Học, học nữa, học mãi”, lời dạy này nghe có vẻ hay nhưng tác dụng phụ của nó cũng rất lớn. Bạn sẽ dễ dàng dễ dãi với chính bản thân mình nếu không đặt cho mình một thời hạn để hoàn thành.


Chúc các bạn nghe noi tieng anh tốt nhé!