Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Luyện kỹ năng nghe TOEIC cực hay


Tip 1: Trọng âm của từ :


Trọng âm từ là chìa khoá vàng đầu tiên để bạn luyện nghe nói tiếng Anh giao tiếp thông dụng hàng ngày thành thạo nhất và hiểu tiếng Anh như một người bản ngữ. Nắm được trọng âm từ là cách tốt nhất để bạn hiểu được tiếng Anh nói, nhất là khi nói nhanh như hai người bản ngữ trò chuyện với nhau. Vậy trọng âm từ là gì?

Ví dụ với 3 từ sau: photograph, photographer và photographic. Liệu nó có giống nhau khi bạn phát âm? Hoàn toàn không bởi mỗi âm tiết trong mỗi từ có độ nhấn âm khác hẳn nhau (được nhấn mạnh hơn những âm tiết còn lại).

- PHOtograph
- phoTOgrapher
- photoGRAPHic

Trọng âm có ở mọi từ có từ hai âm tiết trở lên: TEACHer, JaPAN, CHIna, aBOVE, converSAtion, INteresting, imPORtant, deMAND, ....

Những âm tiết không được nhấn mạnh là những âm “yếu”, âm “nhỏ” hoặc âm “câm”. Người bản ngữ thường chỉ nghe trọng âm và bỏ qua những âm “yếu”. Nếu bạn học cách sử dụng trọng âm trong khi nói tiếng Anh giao tiếp hàng ngày, bạn sẽ nhanh chóng cải thiện được phát âm tiếng Anh của mình và tự động hiểu những điều nghe được. Hãy tập trung tìm trọng âm bất cứ lúc nào bạn nghe tiếng Anh: trên đài, trong phim, nghe nhạc… Bước đầu hãy nghe trọng âm và phân biệt trọng âm, sau đó bạn sẽ sử dụng được nó. 

Tip 2: Trọng âm của câu:

Trọng âm câu là chiếc chìa khoá thứ hai giúp bạn luyện nghe nói tiếng Anh giao tiếp thông dụng và giao tiếp như một người bản ngữ. Với trọng âm câu, nhiều từ trong một câu sẽ được nhấn âm hơn những từ khác. Hãy xem xét câu sau: " We want to go " 
Bạn có phát âm mọi từ của câu với âm lượng như nhau không? Tất nhiên là không. Chúng ta sẽ phát âm những từ quan trọng với âm lượng lớn hơn những từ còn lại. Vậy những từ quan trọng trong câu trên là từ nào? Chính là 

WANT và GO.

We WANT to GO.

We WANT to GO to WORK.

We DON'T WANT to GO to WORK.

We DON'T WANT to GO to WORK at NIGHT.

Với mỗi câu, bạn sẽ phải học cách nhấn trọng âm ở các từ quan trọng. Người bản ngữ thường chỉ nghe những từ quan trọng mà hiểu được cả câu. Và bạn cần hiểu về trọng âm câu và học cách sử dụng chính xác để có thể nghe hiểu được ngay cả khi người đối diện đang nói với tốc độ nhanh đến chóng mặt. Trong bài nghe của TOEIC, với Part 1 và 2, hầu như các bạn sẽ không gặp khó khăn nhiều vì thường câu được nói ra ngắn, phát âm rõ ràng. Tuy nhiên với Part 3, 4 khi các bạn phải nghe đoạn hội thoại hay đoạn văn nhỏ, việc chú ý trọng âm của câu, bắt đúng từ khóa sẽ là yếu tố quyết định đến kết quả bài làm của bạn.

Tip 3: Nghe! Nghe! Và cứ nghe:

Hãy tập cho mình thói quen mỗi sáng thức dậy dành ra cho mình 20 - 30 p để luyện nghe tiếng anh giao tiếp thông qua kênh TV như BBC, VOA...hay các kênh thời sự tin tức của nước ngoài nói bằng tiếng anh để rèn luyện kỹ năng nghe tiếng anh của bản thân. 



Bạn sẽ không thể tiến bộ được nếu bạn không chịu tập luyện nghe. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, vì nghe trong TOEIC cũng bắt nguồn từ các tình huống trong cuộc sống, gần gũi với sinh hoạt của con người hàng ngày tại gia đình hay nơi làm việc. Vì vậy, khi bạn luyện nghe thời sự, xem phim, đọc truyện, ... bằng tiếng Anh, bạn sẽ thấy bớt lạ lẫm khi làm bài thi TOEIC,thi thử TOEIC miễn phí.

Tip 4: Nghe thôi, đừng hiểu!

Nghe thì có vẻ trái ngược với Tip 3 phải không nào ? Nhưng bạn có biết sự khác biệt giữa động từ to Listen và to Hear? To Listen là chủ động. To Hear là bị động. Nhiều khi bạn đã Listen quá chăm chú. Bạn quá cố gắng để nghe. Nhưng nhiều lúc chỉ cần Hear thôi lại tốt hơn. Hãy bật đài, TV, nhưng bạn đừng cố Listen, bạn hãy Hear một cách thư giãn. Khi đó tiềm thức của bạn sẽ nghe hộ bạn. Bạn vẫn đang học một cách vô thức. Tiềm thức sẽ Listen giúp bạn. Và bạn sẽ học được rất nhiều.

Vậy với TOEIC listening, áp dụng bí quyết này thế nào? Bạn hãy mở các đoạn băng nghe đi nghe lại. Đừng ép bản thân phải bắt được các từ họ nói, hiểu tình huống; mà chỉ đơn thuần là nghe "cho quen tai", quen ngữ điệu. Sau nhiều lần nghe đi nghe lại, bạn hãy mở tapescript để xem khi "vô thức" bạn nghe được những gì, hiểu được bao nhiêu phần trăm. Thời gian bắt đầu quá trình luyện nghe TOEIC online là như thế đấy các bạn ạ!

Và trong các đề thi TOEIC, vốn từ sử dụng tương đối gần gũi với cuộc sống hàng ngày và môi trường công sở, vì thế bạn hãy cố gắng trau dồi từ vựng thuộc mảng trên, thực hành phát âm thật chuẩn, chắc chắn thì việc nghe sẽ dễ dàng hơn nhiều.

BÍ KÍP NÂNG CAO ĐIỂM THI NGHE TRONG BÀI THI TOEIC

Bài viết này sẽ chia sẻ các mẹo giúp bạn nâng cao điểm thi nghe TOEIC quốc tế.

Tâm lý vững vàng: đề nghe TOEIC rất dài và các âm thanh được phát ra liên tục, bạn không thể nào dừng lại để nghỉ ngơi. Có những câu bạn sẽ không nghe được nhưng đừng hoảng loạn vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến các phần sau. Nếu lỡ mà đang phân vân giữa hai đáp án thì hãy chọn thật nhanh vì sự phân vân của bạn có thể đánh đổi bằng 2 câu khác. Nếu bạn hoàn toàn không nghe được, vẫn cứ chọn đáp án và chuyển qua phần khác, tập trung vào phần tiếp theo chứ đừng tiếc phần đã qua.

Có tâm thế đúng đắn khi nghe : hãy luôn quan niệm trong đầu là mình phải luôn nghe ở thế chủ động.
Hãy tưởng tượng bạn đang cố gắng nhại theo người nói trong máy cho thật giống, càng giống càng tốt (tương tự như cách học phát âm ở phần Pronunciation Workshop). Điều này sẽ giúp bạn tránh được sự lơ đễnh và có được sự tập trung nhất định khi nghe.
Nghe theo keyword: chỉ nghe những từ quan trọng nhất và phán đoán.
Đừng chỉ tập trung nghe và tìm đáp án đúng. Ở đây bạn sẽ đánh giá ngay đáp án đó là đúng hay sai để loại ngay lập tức. Ví dụ đáp án A phát ra, bạn nghe thấy không phù hợp và hãy nói thầm trong đầu “loại”. Cứ tiếp tục như vậy, B “đúng”, C ”loại”, D “loại”… với cách này bạn sẽ có một đáp án chắc chắn và an tâm hơn nhiều so với việc bạn chỉ nghe và tìm câu đúng.
Có chiến lược và mẹo làm bài ở mỗi phần hợp lý: 
Giữ gìn sự tỉnh táo vào ngày thi: Đề nghe TOEIC rất dài và cần phải giữ sự tập trung cao độ vì chỉ cần chểnh mảng một chút là các bạn có thể bị mất ngay 2,3 câu. Vì vậy, các bạn nên cố gắng giữ sức khỏe cho tốt và tránh luyện quá nhiều đề những ngày gần thi. Thay vào đó hãy luyện trước đó một cách đều đặn, đừng để dồn đến gần cuối vì lúc đó bạn sẽ bị hoảng loạn và mệt mỏi, kém minh mẫn. Vào ngày thi, đừng ăn nhiều vì sẽ gây nặng bụng và buồn ngủ. Ngoài ra, một mẹo nhỏ nhưng vô cùng hiệu quả là trước giờ thi  bạn hãy uống nước tăng Bạn chỉ cần uống vào là cảm giác mệt mỏi biến ngay, tinh thần sẽ trở nên tập trung hơn nhiều.
Nếu bạn sắp tham gia bài thi TOEIC, hãy thực hiện các mẹo bên trên nhé. Tin chắc là sẽ rất hiệu quả nhé. Chúc các bạn thành công!

8 TỪ VỰNG TIẾNG ANH MIÊU TẢ KIỂU NGƯỜI


1. A pain in the neck: 
Người hay gây phiền phức, làm người khác bực mình
2. A chatterbox: /ˈtʃatəbɒks/
Người cứ nói chuyện liên tục
3. A whizz-kid: /wɪz'kɪd/
Người có rất nhiều ý tưởng, năng lượng và sự nhiệt tình; người mà sự nghiệp thăng tiến nhanh chóng
4. A dark horse:
Người có nhiều khả năng hơn những gì được thể hiện hay những gì người ta thấy
5. A busybody: /ˈbɪzɪbɒdi/
Người hay quan tâm đến chuyện đời tư của người khác
6. A gatecrasher: /ˈgeɪtkraʃ/
Người hay xuất hiện ở các bữa tiệc mà không được mời tới
7. A big shot:
Người quan trọng và có ảnh hưởng lớn
8. A grass widow:
Người phụ nữ mà chồng đang tạm thời vắng mặt
Vậy bạn thuộc loại người nào?
---------------------------------------

·        đăng ký thi toeic

·        đề thi thử toeic

Phân biệt cách dùng TRAVEL, TRIP & JOURNEY

1. Trip (n) — /trip/ — The act of going to another place (often for a short period of time) and returning. — chuyến đi (thường là chuyến đi với quãng đường & thời gian ngắn)

Ex:
– We took a five-day trip to the Amazon.
(Chúng tôi làm một chuyến đi 5 ngày tới Amazon.)
– I went on business trips to Switzerland and Germany last month.
(Tôi đi công tác tới Thụy Sĩ và Đức tháng trước.)
**Chú ý sử dụng “take” & “go on” cho danh từ “trip”
**Note
– A round-trip ticket = vé khứ hồi
– A one-way ticket = vé 1 chiều (ko có quay lại.)

( CÁC MẸO THI TOEIC HAY )
———————————————————
2. Travel (v) – /’træveil/ — Going to another place (in general) — Đi tới một nơi nào đó, du lịch, du hành… (nói chung chung-Ms Tuyến English)
Ex: He travels frequently for work.
(Anh ta thường xuyên đi công tác.)
** Travel (n) — can be used to describe the act of traveling in general.
Ex: Travel in that region of this country is dangerous.
(Du lịch tại khu vực đó của nước này rất nguy hiểm.)
*** Một số lỗi thường gặp:
– How was your travel? (SAI) => How was your trip.
– I’m planning a travel to the U.S next year. (SAI)
=> I’m planning to travel to the U.S next year.
=> I’m planning a trip to the U.S next year.

TOEIC analyst
————————————————————–
3. Journey (n) — /’dʤə:ni/ — Going from one place to another, usually a long distance — Đi từ nơi này tới nơi khác, thường là một chuyến đi xa & lâu ngày, cuộc hành trình…
Ex: The journey takes 3 hours by plane or 28 hours by bus.
(Chuyến đi mất hết 3 giờ máy bay và 28 giờ xe buýt.)
** Chúng ta cũng có thể dùng “journey” như là một ẩn dụ cho “quá trình” trong đời sống.
Ex: He has overcome a lot of problems on his spiritual journey.
(Anh ấy đã vượt qua rất nhiều vấn đề trong chặng đường tinh thần của mình.)

Sách Luyện thi TOEIC 
————————————————————–
Tóm lại:
1/  Trip là từ phổ biến, chỉ một chuyến đi bất kỳ nào đó, thường ở lại một vài ngày, có thể là một chuyến công vụ hoặc đi chơi.
2/ Journey ngụ ý sự di chuyển từ nơi này => nơi khác, Journey có thể ám chỉ chuyến đi kinh doanh, làm việc hay du lịch => Trip và Journey có nghĩa khá là tương đương nhau ấy bạn
Journey cũng dùng để nói một quãng đường mà ta hay đi lại thường xuyên (ex: How long is your journery to work ? ).
3/ Voyage là một chuyến đi xa thường bằng tàu thủy.
4/ Tour để chỉ một chuyến đi du lịch, thăm viếng nhiều nơi cùng một lúc.
5/ Excursion là chuyến đi ngắn ngày, thường đi cùng một nhóm (ex: The tourist office organizes excursions to the palace of Knossoss).
6/ Expedition là một cuộc du khảo như là một cuộc thám hiểm, một cuộc đi khai quật cổ….
7/ Pilgrimage là một cuộc đi lễ xa, một chuyến hành hương về nơi linh thiêng, tôn kính.

Cách tự tạo động lực học tiếng Anh giao tiếp

Tu hoc anh van giao tiep như thế nào để đạt hiệu quả? Trước hết, người tự học cần đi đúng quy luật tự nhiên khi học ngôn ngữ, chú ý học nghe – nói – phát âm, hơn là chỉ quan tâm đến nghĩa của từ và cấu trúc ngữ pháp, đặc biệt là cần chú trọng đến học phát âm ngay từ khi bat dau hoc tieng anh.





Với nhu cầu sử dụng tiếng Anh cao song không thể sắp xếp được thời gian để tham gia các lớp học, nhiều người đi làm đã chọn cho mình cách Tự học tiếng Anh ở nhà – đây là điều không hề dễ dàng và cần có quyết tâm cao, hướng đi phù hợp. giao tiep tieng anh
Tự học tiếng anh như thế nào để đạt hiệu quả?

Để giúp nâng cao hiệu quả của quá trình tự học, chúng tôi có một số chia sẻ với các đối tượng này dựa trên kinh nghiệm làm việc chuyên sâu với người đi làm - tiếng Anh cho người đi làm
Tự học tiếng Anh như thế nào?

Trước hết, người tự học cần đi đúng quy luật tự nhiên khi học ngôn ngữ, chú ý học nghe – nói – phát âm, hơn là chỉ quan tâm đến nghĩa của từ và cấu trúc ngữ pháp, đặc biệt là cần chú trọng đến học phát âm ngay từ đầu. Phát âm chuẩn tiếng Anh là nền tảng vững chắc giúp bạn tự tin khi giao tiếp tiếng Anh. ==> hoc tieng anh giao tiep co bancách phát âm chuẩn tiếng Anh

Nguồn tài liệu và công cụ bổ trợ cho việc tự học rất phong phú. Chúng ta có thể tự học ngữ âm bằng cácphần mềm luyện phát âm; lấy tài liệu đọc, nghe, nói tại các trang học tiếng anh của BBC và VOA hoặc đăng ký Newsletter thuộc lĩnh vực mình quan tâm.

Khi sử dụng tiếng Anh, nhiều người vẫn mắc phải nghịch lí “con gà quả trứng”: do khả năng nghe nói kém, họ không dám giao tiếp nên không có cơ hội va chạm, như thế không thể cải thiện được khả năng nghe nói làm cho họ không dám giao tiếp. Để ra khỏi vòng luẩn quẩn đó, người tự học tiếng Anh cần mạnh dạn hơn, không sợ sai, quyết tâm “sai thì sửa”

Một điều rất quan trọng là người học cần chủ động tiếp cận môi trường giao tiếp tiếng Anh để được thực hành, tiếp xúc với môi trường sử dụng tiếng Anh thường xuyên: nghe audio trên mạng, đến câu lạc bộ tiếng Anh… Bên cạnh đó, người tự học tiếng Anh có thể kết bạn, giao lưu với người nước ngoài: vừa được rèn luyện ngoại ngữ vừa được tiếp xúc với nền văn hoá khác. Song việc này đòi hỏi phải có sự tự tin, chủ động, và cũng qua được ngưỡng cơ bản của Tiếng Anh. luyện nghe tiếng Anh
Phương pháp tự học tiếng Anh hiệu quả:

1. Nghe ngấm – Deep listening

Đây là cách học tiếng Anh mang lại kết quả cho cả nghe – nói – phát âm mà lại hết sức thoải mái, không gò bó, phù hợp với những người có ít thời gian để tự học. Các bài nghe có thể thể copy vào các thiết bị di động, nghe ở mọi nơi, mọi lúc. Cách học ngôn ngữ thết sức tự nhiên, người nghe “thả lỏng” để âm thanh, ngữ điệu ngấm vào đầu, làm quen dần dần, sau đó bắt chước lại. Thời điểm “ngấm” tốt nhất là trước khi đi ngủ và sáng khi mới thức dậy. Nếu kiên trì, bỏ mỗi ngày 30 phút, bạn sẽ thấy ngạc nhiên và ngỡ ngàng về sự tiến bộ nhận được.

2. Kỹ thuật đọc tự do:


Đây là cách học từ vựng, cấu trúc một cách hiệu quả và tự nhiên nhất. Đầu tiên, người tự học cần chọn nguồn tài liệu thuộc phạm vi quan tâm để đảm bảo tính hứng thú học lâu dài. Mỗi ngày dành khoảng 30 phút để đọc và tra từ một cách thoải mái tự nhiên, đều đặn. Khi đó, có những từ sẽ xuất hiện với tần suất cao trong bài viết, thì chúng ta sẽ gặp – đọc nhiều lần và sẽ nhớ lâu, đây chính là vốn từ phổ dụng hữu ích chúng ta cần nhớ. Đối với những nhóm từ xuất hiện không nhiều lần, đó chính là những từ ít được sử dụng, và chúng ta nên quên nó đi cho nhẹ đầu. Bằng cách đọc chọn lọc một cách tự nhiên và nhẹ nhàng như vậy, chúng ta sẽ tiếp cận và ghi nhớ được vốn từ vựng cốt lõi – thông dụng – đúng như những gì chúng ta cần học.

Bạn cũng cần thực hành nhiều để nói tiếng Anh trôi chảy. Tìm hiểu 1 Câu lạc bộ tiếng Anh và tham gia nhé! CLB tiếng Anh sẽ giúp bạn nâng cao khả năng nói và phản xạ tiếng Anh tốt.

Còn rất nhiều những phương pháp hay khác, mỗi người có thể chọn cho mình phương pháp phù hợp. Và hơn hết, quá trình tự học tiếng Anh đòi hỏi sự kiên trì, quyết tâm cao, nỗ lực hết mình. Nếu không thể tự học, hãy tìm 1 trung tam hoc tieng Anh uy tín để hỗ trợ nhé! Chúc các bạn thành công.

20 từ vựng thường xuyên xuất hiện trong văn nói

Có những từ vựng được dùng nhiều trong văn nói nhưng không ai dạy trong sách giáo khoa hay các giáo trình. Sử dụng những từ này sẽ làm mềm hóa kỹ năng nói của người học, giúp họ nói chuyện một cách sinh động, tự nhiên hơn.

Sau đây là 20 từ đơn bạn có thể dùng trong văn nói kiểu Mỹ:
1. “Ugh”
Từ đệm/cảm thán, dùng khi đang cố làm điều gì đấy mà không thành công, hoặc biểu lộ cảm giác buồn chán, thất vọng, kinh tởm, ghê sợ. Ví dụ:
– Ugh! This is too heavy, i can’t lift it up.
– Ugh! You really want to leave? Now?
– Ugh! This is dirty. . Trong trường hợp này, cũng có thể dùng từ “gross”, “yuck”, “phew”
2. “Aww”
Từ đệm/cảm thán, dùng để biểu lộ cảm xúc thông cảm, biết ơn nhất là khi thấy người, vật, sự việc đáng yêu, đáng thương, tội nghiệp. Ví dụ:
– Aww, she’s so cute!
– Aww, it was so nice of you to do that!
– Aww, poor the little girl, she had to stay in the hospital for 3 days.
3. “Done”
Ngoài nghĩa cơ bản là “xong/hoàn thành”, từ này còn có cách dùng hơi giống từ “xong phim” hay “thôi rồi” (không còn cơ hội) trong tiếng Việt; ngoài ra còn có nghiã là “mệt rã rời”. Ví dụ:
– Are you almost done?
–  He’s done, never can go back here again.
–  I’m so done, such a really long day!
4. “Really”
Từ này có rất nhiều nghĩa, tuỳ theo từng tình huống, có thể là dùng để khẳng định (nghĩa chính), có thể dùng để nhại lại với ý giễu (như ví dụ thứ ba dưới đây. Theo nghĩa này, từ “really” được dùng giống với từ “what”). “Really” cũng được dùng để hỏi lại vì có ý nghi ngờ (như trong ví dụ thứ hai), dùng để hỏi lại vì không tán đồng (ví dụ bốn), dùng để nhấn mạnh khi cầu xin hay thuyết phục (ví dụ một). Ví dụ:
– I really, really want it, please
–  You gave it to him already, really?
– She won, really? / What, she won? (Cô ý thắng á, thật á? / Cái gì, cô ý mà thắng rồi á?)
– They let them do it just like that, really!?
5. “Seriously”
Ngoài nghĩa chính là “nghiêm túc” thì  từ  này được dùng giống từ “really” ở trên, đó là dùng để khẳng định (như ví dụ thứ tư dưới đây), hoặc có thể dùng để hỏi mà không hỏi với ý giễu (ví dụ năm), dùng để hỏi lại vì có ý nghi ngờ (ví dụ ba), dùng để hỏi lại vì không tán đồng (ví dụ hai). Ví dụ:
– Don’t be so serious!
– This is $500? You’re not serious, right?
– You got the job? Are you serious?
– I am serious, no kidding.
–  She’s wearing that dress, seriously? (có thể vì cái váy đó không hợp hoặc quá xấu)
6. “Jinx”
Từ đệm/cảm thán, dùng khi hai người cùng một lúc thốt lên điều gì hoặc cùng đưa ra câu trả lời giống hệt nhau. Ví dụ:
– A: What is this color?
– B & C: It’s blue
– B & C: Jinx!
7. “Jeez/gosh”
Từ đệm/cảm thán, tương tự như “úi trời ơi” trong tiếng Việt. Hai từ này là biến thể của từ “Jesus” và “God”. Thay vì nói “Jesus Christ!” hay “Oh my God!”, người Mỹ tránh dùng những chữ “Jesus” và “God” trực tiếp, nói trại đi thành “jeez” và “gosh”. Thường chỉ dùng “Jesus Christ!” hay “Oh my God!” trong những tình huống cực kỳ nghiêm trọng, ví dụ thấy ai bị ngất hay thấy nhà cháy. Ví dụ:
Một bạn được cô giáo giao bài tập dài quá, thốt lên “Jeez, how can I finish this in one day?!”
Khi đang chơi trò chơi điện tử, người chơi thốt lên “Gosh, i missed it”
8. “Relax”
Nghĩa chính là “thư giãn”, hay được dùng trong văn nói với nghĩa “từ từ”, “hượm đã”, nhất là trong tình huống một người thì giục cuống lên còn người kia thì tự tin, bình tĩnh. Ví dụ:
A: Give it, give it to me, right now!
B: Relax, it’s not going anywhere.

9. “Boom”
Nghĩa gốc là “âm thanh/tiếng nổ lớn” nhưng trong văn nói, từ này được dùng thay những từ mà người nói không muốn nói ra vì nhạy cảm hoặc vì nhàm chán, hoặc để miêu tả cái gì xảy ra rất nhanh (ví dụ thứ hai). Có lẽ từ tương đương trong tiếng Việt là “đấy”. Ví dụ:
– A kể lại cho B chuyện A nhìn thấy đôi nam nữ đi vào nhà nghỉ, A kết một câu rằng “And you know what happened next, they just boom, boom” (thay vì nói “slept together” hay “had sex”, họ dùng từ “boom”)
– They finish the paperwork really fast, in two days, boom, you got your result back.
10. “Nuts”
Từ “nut” có nghĩa là “hạt”, nhưng nếu “nuts” thì tiếng lóng lại là “crazy” hay “điên”, “dở hơi”. Ví dụ:
– Are you nuts? (dùng để hỏi khi nguơì kia làm việc gì quá là dở hơi, điên rồ như cho người lạ số điện thoại di động hay mua quà, bánh khao tất tần tật mọi ngươì, v.v…)

11. Thêm đuôi ie, biến tính từ thành danh từ: cute- cutie, sweet- sweetie, book-bookie, tech-techie, okay- okie. Ví dụ:
– Aww, your dog is a cutie (khen ban có con chó yêu quá)
-. She’s a sweetie. (Cô ấy là vợ/người yêu/trò cưng/người dễ thương)
-. You guys have so many books. You are really a bookie! (người đọc nhiều/mọt sách)
–  He became a techie when he was in middle school. (Anh ta giỏi về công nghệ từ hồi còn học cấp 2)
12. “Snap”
Từ đệm/cảm thán, dùng giống từ “thôi chết rồi” trong tiếng Việt. Ví dụ:
– Oh snap, I forgot to bring the charger. (Thôi chết, quên mất không mang đồ xạc)
13. “Damn”
Từ đệm/cảm thán biểu lộ cảm xúc khi thấy cái gì, điều gì quá hay, ngoài ra còn có nghĩa “rất”, giống từ “very” (như trong ví dụ thứ hai). Ví dụ:
– “Damn, this building is huge!”
– You know damn well that it’s not gonna happen. (Cậu biết chắc là điều đấy không xảy ra)
14. “Comfy”
Đây là cách nói tắt của từ “comfortable” (thoải mái, tiện lợi). Ví dụ:
– This chair is so comfy!
15. “Chill”
Từ này có chức năng giống từ “relax” như đã giải thích ở trên. Ngoài ra còn có nghiã “thôi nào”, nhất là trong tình huống đông người ồn ào, nhốn nháo, không ai trật tự laị đươc. Ví dụ:
– A: You didn’t give me enough money.
B: Chill, i’m gonna give the rest tomorrow.
– Chill, so i can start the video. (nói khi muốn yêu cầu đám đông ổn định trật tự)


16. “Bro”
Đây là cách nói tắt của từ “brother”, dùng trong văn nói, khi xưng hô thân mật, kiểu như từ “anh/chú mày” trong tiếng Việt.  Ví dụ:
– What’s up bro? (Chú mày dạo nào thế nào?)
17. “Thingy”
Cách nói khác của từ “thing”, tương tự như từ “cái đấy, vật đấy” trong tiếng Việt. Ví dụ:
– I don’t know the name of this thingy. (Không biết cái này gọi là gì)
– Put it over there, next to the round thingy, you’ll see it. (Để nó ở đằng kia kià, gần cái vật tròn tròn ấy)
18. “Call”
Nghĩa chính là “gọi”, “cuộc gọi”, nhưng trong văn hội thọai là “sự lựa chọn”. Ví dụ:
– A: Should I take this one? (Có nên lấy cái này không nhỉ?)
B: It’s your call = It’s up to you. (Tuỳ cậu)
19. “Man”
Từ đệm/cảm thán, giống từ đệm “oh”, chứ không có nghiã là “người đàn ông” như nghĩa chính thức của từ này. Ví dụ:
-.Man, how I love the movie. It’s really good! (Ôi, tớ quá thích phim đấy, hay thât)
– Oh man, I missed it again (Ui trời, lại bị lỡ rồi)
20. “Sweet”
Nghĩa chính là “ngọt ngào”, “kẹo” . Trong đàm thoại, từ này còn mang nghiã giống từ “great”, “good” hay “fantastic” (may quá, hay quá, tuyệt vời). Ví dụ:
– Aww, that’s so sweet Ann! You remember my birthday and even bake me a cake. (tỏ ý khen Ann thật tuyệt vời, dễ thương khi đã nhớ ngày sinh nhật lại còn nướng bánh nữa )
– Sweet, I don’t have to come to school tomorrow. Aay! (Mừng quá mai không phải đi học).
Có thể bạn quan tâm:

5 LỖI NGỮ PHÁP CẦN TRÁNH KHI LUYỆN THI TOEIC

Thương mại phát triển, để cạnh tranh trong thị trường lao động có yếu tố quốc tế đòi hỏi các chứng chỉ ngôn ngữ Quốc tế, trong đó phổ biến là chứng chỉ TOEIC.


Chúng tôi lựa chọn TOEIC vì nó là bài kiểm tra Tiếng Anh phổ biến nhất thế giới, điểm TOEIC được xem là tiêu chuẩn chung của thế giới. Lợi ích đầu tiên mà TOEIC mang lại là việc các công ty có thể phân loại trình độ tiếng Anh của nhân viên và sắp xếp một vị trí phù hợp. Thứ hai, điểm thi TOEIC là một trong những tiêu chuẩn để tuyển dụng nhân viên và đo lường khoảng thời gian nhân viên đó đầu tư vào việc phát triển bản thân.” Ông Koji Kikuchi, Trưởng đại diện, NEC Logistics, Việt Nam.
Tuy nhiên, thống kê gần đây của IIG Việt Nam cho biết có trên 1/4 thí sinh dự thi TOEICbị mất điểm vì những lỗi ngữ pháp cơ bản. Vì vậy, để giúp các bạn thí sinh không bị mất điểm đáng tiếc,  xin chia sẻ 5 lỗi ngữ pháp sau đây bạn cần tuyệt đối tránh.

1. Lựa chọn sai động từ to be trong câu: “Everybody are happy.”

Những từ như everybody, somebody, anybody, nobody thực tế là số ít, mặc dù “everybody” ám chỉ rất nhiều người, đi kèm với nó phải là động từ số ít – do đó câu đúng là “Everybody is happy.”

2. “I need to finish this project until Friday.”

Sử dụng until khi muốn nói về một tình huống sẽ tiếp tục xảy ra đến một thời điểm nào đó, ví dụ: “I’m staying in the city until June.”, hành động “staying in the city” (ở lại thành phố”) sẽ tiếp tục diễn ra cho tới tháng sáu. Còn “by” được dùng cho một hành động phải xảy ra trước một thời điểm nào đó trong tương lai, thường được sử dụng cho thời hạn. Vì thế, trong trường hợp này, câu nói đúng phải là, “I need to finish this project by Friday”, nghĩa là: “Tôi cần phải hoàn thành dự án này trước ngày thứ sáu”.

 3. “My ten-years-old daughter loves to dance.”

Khi nói về số tuổi và đặt nó sau động từ “is,” chúng ta sẽ dùng “years old”, ví dụ: “My daughter is ten years old.” Nhưng khi số tuổi đứng trước người hoặc một vật với vai trò như một tính từ để bổ nghĩa cho người/vật đằng sau nó, ta phải dùng “year”, không phải “years” – câu đúng ở đây phải là “My ten-year-old daughter loves to dance.”

4. “She asked me where do I worked.”

Đây là dạng câu tường thuật, một dạng thường làm cho thí sinh dễ bị mắc bẫy nhất. Trong những câu tường thuật như thế, ta không được phép sử dụng các trợ động từ do/does/did nữa, những trợ động từ này chỉ được dùng cho những câu trực tiếp chứ không phải tường thuật. Vì thế, câu đúng trong trường hợp này phải là: “She asked me where I worked.”

5. “They left without say goodbye.”

Khi các bạn muốn sử dụng một động từ ngay sau liên từ hoặc giới từ như after, before, since, when, while, without, instead of, in spite of, ….thì  động từ đó bắt buộc phải ở dạng Verb-ing. Do đó câu nói đúng phải là “They left without saying goodbye.

Luyện thi TOEIC thực sự không khó nếu các bạn có sự kiện trì, chuẩn bị đúng và đủ. Nếu bạn làm được những điều này, bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để lấy được chứng chỉ TOEIC với số điểm cao.
Có thể bạn quan tâm: