Trên trang tìm kiếm Google Luyệnthi TOEIC - Ôn thi TOEIC là cụm từ rất “hot” được các bạn trẻ
tìm kiếm rất nhiều hiện nay. Trên thực tế, chứng chỉ TOEIC đã trở thành một
trong những tiêu chí hàng đầu mà các công ty trong nước và nước ngoài dựa vào để
tuyển dụng những ứng viên tiềm năng vào công ty. Vậy các bạn luyện thiTOEIC đã chuẩn bị thế nào để đạt được số điểm TOEIC như mong muốn để có
thể ứng tuyển vào các công ty có môi trường làm việc tương đối năng động và đầy
tính cạnh tranh như thế. Hôm nay mình muốn muốn chia sẻ với các bạn một số nguyên tắc cơ bản khi làm bài thi TOEIC nhé.
Một số nguyên tắc cơ bản khi làm bài thi TOEIC
Nguyên tắc 1: Khác thì loại ! Điều này nghe hơi
kỳ quặc phải không các bạn? Xin nói rõ trước là nguyên tắc này chỉ áp dụng khi
các bạn đã vận dụng kiến thức đã học mà vẫn không làm được, hoặc có thể làm được
nhưng phải mất thì giờ suy nghĩ trong khi thời gian sắp hết.
Giải thích: Nguyên tắc này ý nói là khi xem
xét các đáp án từ ngoài vào nếu thấy có 1 đáp án nào khác với đa số còn lại thì
ta loại đáp án đó ngay đề tránh bị nhiễu.
Cách thức áp dụng: Khi làm bài thi TOEIC (nhất là gặp
các câu dài, phức tạp) ta hãy xem xét đồng thời một lúc 4 chọn lựa, từ ngoài
vào trong, nếu thấy chọn lựa nào khác với 3 cái kia thì ta loại ngay rồi xét tiếp
các đoạn tiếp theo nếu có 1 chọn lựa khác với 2 cái kia thì loại tiếp. Cuối
cùng chỉ còn lại 2 chọn lựa thì ta xem coi chúng khác nhau chỗ nào mà xoáy vào
chỗ khác nhau đó để suy luận đúng sai, nếu không suy luận được thì chọn đại 1
trong 2 .
Ví dụ 1:
A. She has to ......... B. She has to ......... C.
She had to ......... D. She has to .........
Thấy câu C khác 3 câu kia nên loại, sau đó xem tiếp:
A. She has to have it taken ......... B. She has to
have it taken ......... C. She had to ......... D. She has to have it to take
.........
Thấy câu D khác 3 câu kia nên loại, sau đó xem tiếp
2 câu còn lại khác nhau chỗ nào mà đối chiếu với câu đề để tìm ra câu đúng.
Ví dụ 2:
I / have / stay / uplate / lastnight / learn /
lessons.
A. I had had to stay up late last night to learn my
lessons. B. I had to stay up late last night to learn my lessons. C. I had to
stayed up late last night to learn my lessons. D. I have had to stay up late
last night to learn my lessons.
Xem xét từ ngoài vào ta thấy A và D khác trong khi
B, C giống nhau nên loại A, D
A. I had had to stay up late last night to learn my
lessons. B. I had to stay up late last night to learn my lessons. C. I had to
stayed up late last night to learn my lessons. D. I have had to stay up late
last night to learn my lessons.
Khi còn lại B,C ta xét tiếp thì loại câu C vì sau
had to mà dùng động từ thêm ed , còn lại đáp án là B .
Vì nguyên tắc này không phải lúc nào cũng đúng nên cần
nhắc lại là ta chỉ nên áp dụng nguyên tắc này trong 2 trường hợp sau đây :
Không kịp giờ Không hiểu gì về câu đó
Khi xem xét các đáp án từ ngoài vào nếu thấy có 1
đáp án nào khác với đa số còn lại thì ta loại đáp án đó ngay.
Nguyên tắc 2: Có đảo ngữ thì là… đảo ngữ!
Lại thêm 1 tiêu đề nghe khó hiểu nữa phải không các
bạn? Nguyên tắc này dùng khi gặp câu đảo ngữ.
Ý nói là nếu khi làm trắc nghiệm bạn gặp trong 4 chọn
lựa có 2, 3 câu gì đó có đảo ngữ thì chắc chắn là đáp án sẽ nằm trong các câu
có đảo ngữ đó.
Ví dụ 1 Only if you promise to study hard
.......... to tutor you.
A. will I agree B. agree I C. I agree D. I will
agree
Vừa lướt qua, ta thấy trong 4 chọn lựa có 2 câu đảo
ngữ là A và B, áp dụng nguyên tắc này ta biết chắc rằng đáp án sẽ nằm trong 2
câu này nhưng B thì lọaị dễ dàng vì đảo ngữ mà đem nguyên động từ ra như
vậy là sai,cuối cùng ta chọn A.
Ví dụ 2 ............ you, I’d think twice about that
decision. It could be a bad move.
A. If I had been B. Were I C. Should I be D.
If I am
Đọc lướt qua đề, ta thấy trong 4 chọn lựa có 2 câu đảo
ngữ là B và C, áp dụng nguyên tắc này ta biết chắc rằng đáp án sẽ nằm trong 2
câu này, lúc này mới nhìn lên câu đề, đoạn sau thấy có ’d là viết tắt của would
của câu điều kiện loại 2 nên chọn B ( were).
Đáp án sẽ nằm trong các phương án trả lời có đảo ngữ.