Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

CỤM ĐỘNG TỪ VỚI LET TRONG TIẾNG ANH



Trong giao tiep tieng anh cũng như khi luyện thi toeic, động từ “let” được dùng rất phổ biến trong nhiều trường hợp khác nhau. Vậy có sự phân biệt nào giúp chúng ta dùng đúng động từ này cho từng trường hợp cụ thể không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

“let” và “lets” là động từ dùng với ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba , có nghĩa là “cho phép”, chúng đồng nghĩa với từ “allow” và “allows”, và thường được dùng với cấu trúc sau:
Someone + “let”/“lets” + someone + do something
Ví dụ:
My boss lets me leave the office early (sếp cho phép tôi rời văn phòng sớm)
My parents let me go out with my boyfriend (ba mẹ cho phép tôi đi chơi với bạn trai)
“let” còn có thể được dùng với nghĩa “hãy để cho”/“cứ để cho”, và thường được dùng với cấu trúc sau:
Let + someone + do something
Ví dụ:
Let me help you (để tôi giúp bạn)
Don’t let him go (đừng để anh ta đi)
Let her cry to take away the sorrow (cứ để cô ấy khóc cho vơi đi nổi buồn)
“let’s” là thể viết tắt của từ “let us” mang ý nghĩa kêu gọi một nhóm người “hãy” cùng làm điều gì đó, và thường được dùng với cấu trúc sau:
Let’s + do something
Ví dụ:
Let’s go. (chúng ta đi thôi)
Let’s work together (chúng ta hãy cùng làm việc với nhau)
Let’s cheer up! (hãy vui lên nào!)


NHỮNG CHỦ ĐỀ HAY GẶP TRONG ĐỀ THI TOEIC


Các bạn cũng biết bài thi TOEIC là ngôn ngữ thông dụng trong tiếng anh giao tiếp hằng ngày cũng như trong môi trường làm việc phải không? Vậy TOEIC quan tâm đến những chủ đề nào và hay ra đề tại chủ đề nào. Và đây là câu trả lời các bạn nhé!!

Corporate Development — research, product development
• Dining Out — business lunches, banquets, receptions, reservations
• Entertainment — cinema, theater, music, art, exhibitions, museums, media
• Finance and Budgeting — banking, investments, taxes, accounting, billing
• General Business — contracts, negotiations, mergers, marketing, sales, warranties, business planning, conferences, labor relations
• Health Care — medical insurance, visits to doctors, dentists, clinics and hospitals
• Housing/Corporate Property — construction, specifications, buying and renting, electric and gas services
• Human Resources — recruiting, hiring, retiring, promoting, job applications, job advertisements, salaries, pensions, awards
• Manufacturing — assembly lines, plant management, quality control
• The Office — procedures, board meetings, committees, letters, memos, telephone, fax and email messages, equipment
• Purchasing — shopping, ordering supplies, shipping, invoicing
• Technical Areas — electronics, technology, computers, laboratories and related equipment, technical specifications
• Travel — trains, airplanes, taxis, buses, ships, ferries, tickets, schedules, station and airport announcements, car rentals, hotels, reservations, delays and cancellations


Chiến thuật làm PHẦN NGHE trong bài thi TOEIC


Các “chiến thuật” làm phần thi Nghe hiểu TOEIC có hiệu quả
Để đạt được điểm cao trong kì thi TOEIC, các bạn cần có phương pháp tiếp cận đề thi, biết sắp xếp, phân bố thời gian,cách thức làm bài sao cho hợp lý. Tuy nhiên, Nghe hiểu ( Listening) là một trong những phần thi khiến nhiều bạn gặp khó khăn nhất. Vậy làm thế nào để đạt được điểm cao nhất đối với phần thi này? Các “ kĩ năng”, “ chiến thuật” là gì?
Trước hết bạn cần hiểu hơn về cấu trúc phần thi Nghe hiểu bài thi TOEIC:
• Thời gian: 45 phút, 100 câu
• 4 phần thi nhỏ:
– Mô tả hình ảnh( Picture description): 10 câu
– Hỏi đáp ( Questions & Responses): 30 câu
– Hội thoại ngắn (Short conversations): 30 câu
– Bài nói ngắn(Short talks): 30 câu
Chuẩn bị tâm lý kĩ trước khi nghe
Bạn cần dành một khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị tâm lý, tưởng tượng và suy đoán những gì mình sắp nghe. Điều này giúp bạn tránh lúng túng và hồi hộp, mất bình tĩnh, nhất là đối với những bạn có kỹ năng nghe còn hạn chế.
Không nên vội vã tô phương án đúng trong phiếu làm bài. Thay vào đó có thể ghi nhanh đáp án đúng kế bên câu hỏi trong đề nhằm tiết kiệm khoản thời gian quý báu để chuẩn bị cho câu hỏi tiếp theo. Nếu như không nghe kịp, cảm thấy không thể trả lời chính xác, bạn cần phải giữ bình tĩnh và tập trung cao độ, đừng để vì một câu mà ảnh hưởng đến toàn bộ các câu hỏi còn lại trong phần này.
3. Một vài “chiến thuật” cho từng phần nhỏ trong phần thi Nghe hiểu TOEIC:
* Phần I: Mô tả theo hình ảnh (Picture Description)
Với mỗi câu hỏi trong phần thi này, bạn sẽ nghe bốn câu mô tả về một tấm ảnh mà đề thi giới thiệu. Khi nghe các câu này bạn phải chọn câu mô tả đúng nhất những gì bạn thấy trong ảnh. Các câu này không được in trong đề thi và chỉ đọc một lần.
Khi làm phần này cần chú ý:
– Xem ảnh trước khi nghe các câu hỏi mô tả. Tự đặt các câu hỏi “Who”, “What”, “Where”
– Tập trung nghe hiểu của cả câu.
– Trả lời câu hỏi càng nhanh càng tốt. Nếu không biết cách trả lời, bạn nên đoán câu trả lời rồi chuyển sang xem trước ảnh kế tiếp.
Một số bẫy trong câu hỏi phần này:
– Các lựa chọn trả lời sai có thể chứa các từ phát âm giống nhau.
– Các lựa chọn trả lời sai có thể có các đại từ, con số hay địa điểm sai.
– Các lựa chọn trả lời sai có thể chứa một từ đúng.
* Phần II: Hỏi đáp (Questions and Responses)
Bạn sẽ nghe một câu hỏi hay câu nói và ba lựa chọn trả lời đọc bằng tiếng Anh. Tất cả chỉ được đọc một lần và không được in trong đề thi. Hãy chọn câu trả lời thích hợp nhất.
Khi làm phần này cần chú ý:
– Chữ đầu tiên trong câu hỏi sẽ giúp bạn biết đó là câu hỏi dạng gì.
Hỏi thông tin: What, where, who, ….
Hỏi ở dạng có/không: Do, does, is, ….
– Câu hỏi lựa chọn “or” thì câu trả lời không bao giờ là có/không.
– Thỉnh thoảng bạn nghe một câu nói, không phải là câu hỏi, nhưng vẫn cần một câu trả lời.
Một số bẫy trong câu hỏi phần này:
– Chú ý đến các từ đồng âm.
– Chú ý các câu hỏi đuôi.
– Cẩn thận với các câu trả lời gián tiếp. Đôi khi câu trả lời cho một câu hỏi có/không lại không có từ “có”, “không”.
* Phần III: Hội thoại ngắn (Short Conversations)
Bạn sẽ nghe một số đoạn đối thoại giữa hai người. Bạn phải trả lời ba câu hỏi về nội dung đối thoại. Đánh dấu vào câu trả lời thích hợp nhất trong số bốn lựa chọn. Các đoạn đối thoại chỉ được nghe một lần và không in trên đề thi.
Khi làm phần này cần chú ý:
– Xem các câu hỏi trước khi nghe. Và nên xem cả câu trả lời nếu có thời gian.
– Trong khi nghe, cố gắng hình dung xem người nói đang ở đâu.
– Đọc mọi lựa chọn trước khi đánh dấu.
Một số bẫy trong câu hỏi phần này:
– Cẩn thận với những câu trả lời đúng nhưng lại không liên quan đến câu hỏi. Đừng hấp tấp trả lời mà hãy đọc kỹ các lựa chọn.
– Cẩn thận với các con số như ngày, giờ và số lượng người hay vật có thể khiến bạn xao lãng. Xem trước câu hỏi sẽ giúp mình hình dung được mình cần nghe những gì.
* Phần IV: Bài phát biểu ngắn (Short Talks)
Bạn sẽ nghe các bài nói ngắn do một người nói. Bạn phải trả lời ba câu hỏi liên quan đến nội dung mỗi bài nói. Chọn câu trả lời đúng nhất trong số bốn lựa chọn. Các bài nói chỉ được nghe một lần và không in trên đề thi.
Khi làm phần này cần chú ý:
– Lắng nghe kỹ phần giới thiệu trước mỗi bài nói, từ đấy bạn sẽ nắm bắt được câu hỏi cũng như hình thức thông tin sẽ nghe (tường thuật báo chí, bản tin thời tiết, quảng cáo, tin nhắn, thông báo…)
– Cố gắng xem trước câu hỏi trước khi bắt đầu nói. Nhờ vậy bạn sẽ tập trung nghe các thông tin cần thiết mà câu hỏi yêu cầu.
– Bắt đầu trả lời câu hỏi ngay sau khi bài nói kế thúc.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn ôn thi toeic tốt hơn nhé!
Chúc các bạn thành công!


Phương pháp học từ vựng TOEIC hiệu quả



Đối với những người đã lâu không luyện tập tiếng Anh hoặc những người mới bắt đầu học TOEIC sẽ gặp khó khăn với phần từ vựng trong TOEIC test. Và chính phần từ vựng là phần khiến chúng ta gặp nhiều khó khăn nhất trong bài thi này.
Tình huống:
Bạn biêt câu hỏi nhưng không biết dịch sao cho chính xác?
Bạn dịch câu hỏi ra được nhưng không biết trả lời?
Câu hỏi dễ nhưng không dịch chính xác nên dễ mất điểm?
Cách giải quyết:
Hãy bắt đầu học TOEIC từ việc làm quen với những từ vựng cơ bản nhất. Trong câu hỏi từvựng TOEIC, dạng câu hỏi khó nhất chính là câu hỏi lựa chọn từ thích hợp nhất trong số những từ có ý nghĩa tương tự nhau. Thường thì những câu hỏi này có độ khó rất cao.
Các câu hỏi trong TOEIC bao gồm những từ vựng cơ bản với tần số sử dụng cao nhất, nên ngay từ bây giờ, khi bắt đầu học từ, các bạn không nên chỉ sắp xếp từ theo cách riêng rẽ đơn thuần mà hãy sắp xếp cùng với các từ khác có cùng nghĩa, nhận ra sự khác biệt giữa chúng và từ đó có thể học một cách hiệu quả.
Ví dụ: Khi học động từ “tell”, ta có:
Tell (V)  nói
Tuy nhiên để đạt được điểm cao trong kì thi TOEIC, bạn còn thiếu:
Tell A B
Speak to A
Say B (to A)
Một ví dụ khác:
Please remember that the total amount does not include shipping ………………
A. prices               B. charges           C. fines                 D. tariff
Các từ trong đáp án cho sẵn trên đều có thể dịch là “chi phí” và “giá cả”
Tuy nhiên, ta cần một từ “chi phí vận chuyển” và từ này phải đi cùng với từ “shipping”. Thông thường, khi học từ vựng nếu chỉ học từ Shipping và “charge” thì khó trả lời được dạng câu hỏi này. Vì vậy tốt nhất là ghi nhớ cả cụm từ “Shipping charge”.
Vậy đáp án đúng là B.
Trên đây là chia sẻ khác về cách học từ. Học từ theo từng cụm tương tự nghĩa nhau. Chúc các bạn học tốt!


Mẹo rút ngắn thời gian làm bài thi TOEIC


Hôm nay mình sẽ chia sẻ một vài mẹo làm bài và rút ngắn thời gian khi đi thi toeic. Ngoài ra bạn nào đang cần tài liệu luyện thi toeic thì cmt ở dưới nhé, mình sẽ share cho các bạn rất nhiều tài liệu ôn thi hay.
NGUYÊN TẮC 1: Khác thì bỏ !
Mới đầu nghe đến nguyên tắc này thì cảm thấy hơi kỳ quái phải không các bạn? Nhưng nguyên tắc này chỉ áp dụng khi các bạn đã vận dụng kiến thức mà vẫn không làm được, hoặc có thể làm được nhưng phải mất thì giờ suy nghĩ trong khi thời gian sắp hết.
Giải thích:
Nguyên tắc này ý nói là khi xem xét các đáp án từ ngoài vào nếu thấy có 1 đáp án nào khác với đa số còn lại thì ta loại đáp án đó ngay.
Cách thức áp dụng:
Khi làm bài (nhất là gặp các câu dài, phức tạp) ta hãy xem xét đồng thời một lúc 4 chọn lựa, từ ngoài vào trong, nếu thấy chọn lựa nào khác với 3 cái kia thì ta loại ngay rồi xét tiếp các đoạn tiếp theo nếu có 1 chọn lựa khác với 2 cái kia thì loại tiếp. Cuối cùng chỉ cònn lại 2 chọn lựa thì ta xem coi chúng khác nhau chỗ nào mà xoáy vào chỗ khác nhau đó để suy luận đúng sai, nếu không suy luận được thì chọn đại 1 trong 2
NGUYÊN TẮC 2: Có đảo ngữ thì là… đảo ngữ!
Lại một cái tiêu đề nghe khó hiểu nữa phải không? Nguyên tắc này dùng khi gặp câu đảo ngữ.
Ý nói là nếu khi làm trắc nghiệm bạn gặp trong 4 chọn lựa có 2,3 câu gì đó có đảo ngữ thì chắc chắn là đáp án sẽ nằm trong các câu có đảo ngữ đó.
Ex: Only if you promise to study hard ________ to tutor you.
A. will I agree
B. agree I
C. I agree
D. I will agree
Không cần đọc đề, ta thấy trong 4 chọn lựa có 2 câu đảo ngữ là A và B, áp dụng nguyên tắc này ta biết chắc rằng đáp án sẽ nằm trong 2 câu này nhưng B thì lọaị dễ dàng vì đảo ngữ mà đem nguyên động từ ra như vậy là sai, cuối cùng ta chọn A.
Chúc các bạn ôn thi toeic thật tốt!


TỪ VỰNG TOEIC_ CHỦ ĐỀ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

Trong bài thi TOEIC, bên cạnh các bối cảnh như Công ty, Siêu Thị, Nhà hang, Cửa hang … thì bối cảnh Khách sạn cũng không còn lạ lẫm gì với chúng mình nữa rồi. Cùng  học một số từng vựng để sẵn sang chiều đầu cho Part 3, Part 4 – Listening của bài thi TOEIC nhé!
——————-

single room: phòng đơn
double room: phòng đôi
twin room: phòng hai giường
triple room: phòng ba giường
suite: dãy phòng
wake-up call: gọi báo thức
key: chìa khóa
front door: cửa trước

room service;: dịch vụ phòng
chambermaid nữ phục vụ phòng
housekeeper: phục vụ phòng

porter: người khuân hành lý
laundry: giặt là
sauna: tắm hơi

check-in: sự nhận phòng
registration: đăng ký
check-out: sự trả phòng



Chùm từ vựng hữu ích về chủ đề “Dịch vụ khách hàng” trong bài thi TOEIC



Chào các bạn! Hôm nay chúng ta sẽ cùng học một số từ vựng hữu ích về chủ đề “Dịch vụ khách hàng” trong bài thi TOEIC nhé! Chúc các bạn luyện thi TOEIC thật tốt!

1.    Apologize all inconvenience caused to you: xin lỗi về sự bất tiện này
2. Best selling: bán chạy
3. Carry out surveys: tiến hành khảo sát
4. Check this issue: kiểm tra vấn đề này
5. Come up to standards: đạt được tiêu chuẩn
6. Conform to safety regulations: tuân thủ các quy định an toàn
7. Coupon: phiếu giảm giá, ưu đãi
8. Demand/ request a full refund: yêu cầu được hoàn toàn bộ tiền
9. Enclose the requested refund: đính kèm món tiền bồi hoàn
10. Expiration date: hạn sử dụng
11. Truly fit for purpose: thực sự phục vụ một mục đích
12. Get back to someone: trả lời (email/điện thoại) ai đó
13. Gift certificate: phiếu tặng quà
14. Good value for money: đáng đồng tiền bát gạo
15. Handle all complaints promptly: giải quyết những lời phàn nàn một cách nhanh chóng
16. Have a larger selection of items: có nhiều sự lựa chọn hàng hóa phong phú hơn
17. Have grounds for complaints: có lí do để phàn nàn
18. Healthy competition: sự cạnh tranh lành mạnh
19. High street: những con phố lớn (nơi nhiều cửa hiệu, tòa nhà tập trung)


MẸO THI TOEIC – LƯU Ý VỀ THÌ PRESENT CONTINOUS


Thì Present Continuous ( Thì Hiện tại tiếp diễn) là một thì rất quen thuộc và cơ bản trong tiếng Anh, đặc biệt đây cũng là thì hay được sử dụng và xuất hiện trong bài thì TOEIC, đặc biệt là trong các phần Listening. Trông vẻ rất đơn giản nhưng các bạn vẫn nên chú ý một số điểm lưu ý sau đây, tránh nhầm lẫn và bị đề thi TOEIC bẫy nhé!

Chúng ta chỉ dùng thì Present Continuous với các hành động hay các sự kiện xảy ra như: they are eating/it is raining …. Một số động từ, ví dụ như know và like không phải là những động từ hành động. Bạn không thể nói ‘I am knowing’ hay ‘they are liking’; Bạn chỉ có thể nói “I know”, “they like”.
1/ Những động từ sau đây không được dùng với thì Present Continuous:
+ like (muốn)
+ love (yêu)
+ hate (ghét)
+ want (muốn)
+ need (cần)
+ prefer (thích hơn)
+ know (biết)
+ realize (nhận ra)
+ suppose (giả sử)
+ mean (có nghĩa, ý)
+ understand (hiểu)
+ believe (tin tưởng)
+ remember (nhớ)
+ belong (thuộc về)
+ contain (chứa đựng)
+ consist (gồm có)
+ depend (phụ thuộc)
+ seem (có vẻ)
Ex:
– I’m hungry. I want something to eat. (not ‘I am wanting’)
– Do you understand what I mean?
– Ann doesn’t seem very happy at the moment.
* Khi think được dùng với nghĩa believe (TIN TƯỞNG), ta không dùng thì Present Continuous:
Ex: What do you think (=believe) will happen? not ‘What are you thinking’ # khác với:
– You look serious. What are you thinking about?
(=What is going on in your mind?)
hoặc I’m thinking of giving up my job. I am considering)
* Khi have có nghĩa sở hữu (possess),.v.v… ta không dùng với thì continuous:
EX: We’re enjoying our holiday. We have a nice room in the hotel. (not ‘we’re having’) # khác với:
– We’re enjoying our holiday. We’re having a great time.
2/ see, hear, smell, taste
Ta thường dùng thì present simple (không dùng continuous) với những động từ này:
Ex:Do you see that man over there? (not ‘are you seeing’)
– This room smells. Let’s open a window.
-> Nhưng bạn cũng có thể dùng thì continuous với see (I’m seeing) mang ý nghĩa “having a meeting with” (gặp mặt, gặp gỡ) đặc biệt ở thì tương lai.
Ex: I’m seeing the manager tomorrow morning.
3/ look và feel
Bạn có thể dùng thì present simple hay continuous khi diễn tả dáng vẻ hay cảm giác của người nào đó vào thời điểm nói:
– You look well today. hay You’re looking well today.
– How do you feel now? hay How are you feeling now?
nhưng…
– I usually feel tired in the morning. (not ‘I’m usually feeling’)
Sưu tầm ( Học tiếng anh hằng ngày )
Muốn ghi  nhớ những lưu ý này các bạn nên thực hành thật nhiều, làm nhiều bài TOEIC Testluyện nghe tiếng anhnhiều thì mới khắc sâu được lý thuyết. Chúc các bạn thành công!


HỌC TOEIC : PHÂN BIỆT CÁCH DÙNG “ for/ within/ during + time”


Rất nhiều bạn trong chúng ta vẫn nhầm lẫn về cách dùng của một số từ và giới từ đi kèm. Đặc biệt “ for/ within/ during + time” lại rất hay được bài thi TOEIC dùng làm bẫy trong đề thi. Hôm nay chúng ta cùng chú ý những cách sử dụng của chúng nhé!

1/ for + time: <trong>
-> hành động diễn ra trong suốt khoảng thời gian.
Ex1: We waited for 30 minutes outside your house.
-> Chúng tôi đã chờ đợi TRONG 30 phút bên ngoài nhà bạn.
=> TÔI CHỜ TRONG SUỐT 30 PHÚT
Ex2: Tom has been sleeping for 8 hours.
-> Tom đã ngủ SUỐT 8 giờ đồng hồ.
2/ within + time: trong vòng
-> hành động có thể xảy ra trước hoặc bằng khoảng thời gian đó.
Ex: Phone me again within a week.
-> Gọi lại cho tôi trong vòng một tuần.
=> BẠN CÓ THỂ GỌI CHO TÔI SỚM HƠN 1 TUẦN.
* NOTE: “within” ngoài nghĩa “trong vòng” còn có nghĩa “trong cùng”
3/ during + danh từ -> chỉ thời kỳ hoặc một sự việc xảy ra ở một thời điểm xác định nhưng không biết nó xảy ra bao lâu: during the winter, during my vacation…



Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Những lỗi thao tác cần tránh trong khi thi nghe TOEIC

Như các bạn đã biết, để đạt được một điểm TOEIC  Listening như mục tiêu đề ra, chưa kể là được điểm cao, bạn cần trau dồi nhiều kỹ năng  trong quá trìnhluyện nghe TOEIC.  Tuy nhiên bạn có nhận ra những thao tác nào trong quá trình ôn luyện hàng ngày đang khiến bạn tụt lùi? Thử tích ra giấy nhớ để xem nhé!

1. Chưa sẵn sàng khi file nghe đã bắt đầu chạy
Hậu quả là, bạn bị bối rối ngay khi nhìn vào câu hỏi đầu tiên, và có thể “vạ lây” cho các câu tiếp theo đó.
=> Hãy kiểm tra âm lượng, điều chỉnh vị trí tai nghe và tư thế nghe sao cho thoải mái nhất. Đọc qua đề bài và sẵn sàng ấn nút nhé!
2. Không tập trung khi nghe
Bạn có bao giờ nghe đáp án A, B, đến C thì lại quên mất câu A là gì?
=> Hãy tập trung hết sức, khi nghe thấy câu trả lời hợp lý là phải tích ngay.
3. Phân vân câu trước, bỏ lỡ câu sau
Việc này xảy ra khi bạn đang loay hoay với đáp án của câu hỏi phía trước thì câu hỏi tiếp theo đã vang lên trong khi bạn còn chưa kịp nhìn tranh/xem câu hỏi ở câu sau.
=> Nếu có một câu hỏi nào đó sau khi nghe xong 4 đáp án mà vẫn không đoán được câu trả lời, thì bạn nên chọn đáp án mà bạn thấy nghi ngờ nhất nhé! Nếu không nhanh chóng kết thúc sự phân vân đó lại thì bạn sẽ bỏ lỡ việc ghi điểm ở câu sau đấy!
4. Không để ý phải trả lời nhiều hơn 1 câu hỏi ở Part 3 và 4
Minh đã từng gặp nhiều bạn gặp phải lỗi này trong quá trình học và luyện nghe TOEIC. Hậu quả là họ chỉ nghe đáp án một câu đầu tiên rồi “thản nhiên” ngồi chờ bài hội thoại/bài nói tiếp theo, sau đó mới “hớ” ra rằng họ vừa bỏ lỡ các dữ kiện để trả lời các câu hỏi tiếp theo vẫn trực thuộc bài hội thoại/bài nói đó.
=> Hãy nghe kĩ xem bài hội thoại/ bài nói đó liên quan tới mấy câu hỏi và hãy đọc lướt để nắm bắt thông tin mà câu hỏi đang cần bạn trả lời.

Vậy hi vọng các bạn qua chia sẻ này sẽ tránh gặp phải các lỗi thao tác như liệt kê ở trên trong quá trình luyện nghe TOEIC. Chúc các bạn đạt điểm cao khi thi nghe TOEIC!

Giao Tiếp Tiếng Anh Hàng Ngày

Hôm nay chúng mình cùng tổng hợp một số kiến thức rất hay, hữu dụng dành cho những bạn đangluyện thi TOEIC cũng như học tiếng Anh nói chung. Cùng ghi nhớ những cách diễn đạt thông dụng trong giao tiếp sau đây nhé!
1. After you: Mời anh/chị trước.
Là câu nói khách sáo, dùng khi ra/ vào cửa, lên xe, nhường cho người khác đi trước2. I just couldn’t help it:Tôi không kiềm chế được/ không nhịn nổi
eg: I was deeplymoved by the film and I cried and cried. I just couldn’t help it.
Hoặc I just couldn’t help crying.
3. Don’t take it to heart. Đừng để bụng/ Đừng bận tâm
eg: This test isn’t that important. Don’t take it to heart.
4. We’d better be off. Chúng ta nên đi thôi!
eg: It’s getting late. We’d better be off .
5.Let’s face it. Hãy đối mặt đi/ Cần đối mặt với hiện thực
Thường cho thấy người nói không muốn né tránh hiện thực.
eg: I know it’s a difficult situation. Let’s face it, OK?
6. Let’s get started. Bắt đầu làm thôi.
Nóikhikhuyênbảo: Don’t just talk. Let’s get started.
7. I’m really dead. Tôi mệt chết được
Nóiracảmnhậncủamình: After all that work, I’m really dead.
8. I’ve done my best. Tôi cố hết sức rồi!
9. Is that so? Thật thế sao? / Thế á?
Biểu thị sự kinh ngạc, nghi ngờ của người nghe.
10. Don’t play games with me! Đừng có giỡn với tôi.
11. I don’t know for sure. Tôi cũng không chắc
Stranger: Could you tell me how to get to the town hall?
Tom: I don’t know for sure. Maybe you could ask the policeman over there.
12. I’m not going to kid you:Tôi đâu có đùa với anh.
Karin: You quit the job? You are kidding.
Jack: I’m not going to kid you. I’m serious.
13. That’s something:Quá tốt rồi/ Giỏi lắm!
A: I’m granted a full scholarship for this semester.
B: Congratulations. That’s something.
14. Brilliant idea! Ý kiến hay! / Thông minh đấy!
15. Do you really mean it? Nói thật đấy à?
Michael: Whenever you are short of money, just come to me.
David: Do you really mean it?
16. You are a great help! Bạn đã giúp rất nhiều!
17. I couldn’t be more sure:Tôi cũng không dám chắc
18. I am behind you. Tôi ủng hộ cậu
A: Whatever decision you’re going to make, I am behind you.
19. I’m broke. Tôi không một xu dính túi.
20. Mind you! Hãy chú ý! / Nghe nào! (Có thể chỉ dùng Mind.)
eg: Mind you! He’s a very nice fellow though bad-tempered.
21. You can count on it. Yên tâm đi / Cứ tin như vậy đi
A: Do you think he will come to my birthday party?
B: You can count on it.
22. I never liked it anyway. Tôi chẳng bao giờ thích thứ này
Khi bạn bè, đồng nghiệp làm hỏng cái gì của bạn, có thể dùng câu nói này để họ bớt lúng túng hay khó xử:
Oh, don’t worry. I’m thinking of buying a new one. I never liked it anyway
23. That depends. Tuỳ tình hình thôi
eg: I may go to the airport to meet her. But that depends.
24. Congratulations! Chúc mừng
25. Thanks anyway. Dù sao cũng phải cảm ơn cậu
26. It’s a deal. Hẹn thế nhé
Harry: Haven’t seen you for ages. Let’s have a get-together next week.
Jenny: It’s a deal.
Chúc các bạn giao tiếp Tiếng Anh thành thạo!

Bộ Bí Kíp Ôn Luyện toeic


Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn những đầu sách : Bí kíp Ôn Luyện TOEIC . Mọi người cùng tham khảo nhé
 1. Bộ sách luyện thi + Starter TOEIC® – Building TOEIC® Test-taking Skills (Third Edition, 3 CD) được biên soạn dành cho những người học tiếng Anh trình độ sơ cấp có nhu cầu bắt đầu chuẩn bị cho kỳ thi TOEIC.
big-step-3
Đầu sách luyện thi TOEIC hiệu quả
Quyển sách cung cấp những bài thực hành nhấn vào trọng tâm; những kiến thức nền tảng và những mẹo giúp học viên học tốt, xây dựng được những kỹ năng cần thiết, làm quen dần với hình thức  đề thi TOEIC.
+ Developing Skills for the TOEIC® Test (Updated edition, kèm 3 CD) giúp các học viên trình độ trung cấp rèn luyện kỹ năng bằng cách thực hành các dạng câu hỏi, từ vựng, ngữ pháp và cấu trúc thường gặp trong bài thi TOEIC. Bài thực hành ngắn trong mỗi 14 đơn vị bài học theo chủ đề của cuốn sách được biên soạn theo cùng thể thức và cấu trúc của bài thi thật. Mỗi bài học tập trung vào những điểm ngữ pháp khác nhau với nhiều dạng bài tập khác nhau.
+ TOEIC® Analyst – Mastering TOEIC® Test-taking Skills (Second Edition, 3 CD) được biên soạn dành cho các học viên đang chuẩn bị thi TOEIC với những bài tập phân tích các dạng câu hỏi thường gặp, xây dựng các chiến thuật tiếp cận với từng loại câu hỏi. Các bài học được soạn theo kỹ năng (nghe, đọc hiểu) và dạng đề bài (mô tả hình ảnh, hỏi đáp, hoại thoại ngắn, bài nói ngắn, câu chưa hoàn chỉnh, bài đọc hưa hoàn chỉnh và đọc hiểu).
+ Quyển Target TOEIC® – Upgrading TOEIC® Test-taking Skills (Second Edition, 6 CD) giúp thí sinh làm quen với các hình thức và kỹ thuật làm bài mới nhất trong kỳ thi TOEIC, thông qua 06 bài thi mẫu được mô phỏng theo bài thi TOEIC thực tế. Ấn bản mới này được cập nhật nhằm tương thích với những thay đổi gần đây của bài thi TOEIC, giúp thí sinh xây dựng được những kỹ năng làm bài tốt nhất.
2. How To Prepare For The TOEIC Bridge Test – Test Of English For International Communication(dùng kèm 2 CD)
3.TOEIC Offical Test – Preparation Guide (Dùng Kèm 3 Đĩa)
4.600 Essential Words For The Toeic
* Test – Trắc Nghiệm Tiếng Anh Trong Giao Tiếp Quốc Tế(kèm 2 đĩa): Bao gồm 15 lessons theo các chủ đề khác nhau như Marketing, Mangement, Telephoning, Everyday activities…
5. How To Prepare For The Toeic Test – Test Of English For International Communication ( Dùng Kèm 4 Dĩa CD )
6. Practice tests for the TOEIC test (Volume 1)
7. TOEIC official test preparation guide (3CD):
8. 30 days to the TOEIC Test (2CD)9. Pronunciation in English
10. Oxford Practice Test for the TOEIC test (2 cuốn)
11. Longman Preparation Series for the TOEIC test
Hi vọng những đầu sách trên sẽ là Bí kíp Ôn Luyện TOEIC giúp các bạn học tập thật tốt.

6 QUY TẮC ĐỌC ĐÚNG TRỌNG ÂM


Trọng âm trong tiếng Anh được ví như dấu trong tiếng Việt. Nếu phát âm tiếng anh sai, các em sẽ làm sai nghĩa của từ đó trong câu. Thực tế, phát âm tiếng Anh là trở ngại rất lớn với nhiều teen mình, bởi các yếu tố biến đổi đa sắc màu trong ngữ điệu và trọng âm khác nhiều so với tiếng Việt.
Vậy nên hôm này cô trò mình cũng học 6 quy tắc để không bao giờ đọc sai trọng âm của từ nhé!
1. Trọng âm rơi vào gốc từ 
Trong tiếng Anh, khá nhiều từ được tạo thành bằng cách ghép một gốc từ với hậu tố hoặc tiền tố. Trong những trường hợp đó, trọng âm thường rơi vào gốc từ. Điều đó đồng nghĩa với việc khi ta thêm hậu tố hoặc tiền tố vào một từ, trọng âm của từ đó sẽ không thay đổi.
Ví dụ: ‘comfortable – un’comfortable em’ploy – em’ployment ‘popular – un’popular Ngoại lệ: ‘undergrowth – ‘underground
2. Trọng âm rơi vào trước những từ tận cùng bằng:
‘tion’: pre’vention, ‘nation
‘sion’: in’vasion, dis’cussion
‘ic’: po’etic, eco’nomic
‘ical’: ‘logical, eco’nomical
‘ance’: im’portance, ‘distance
‘ious’: in’dustrious, vic’torious
Đồng thời, những từ tận cùng bằng ‘ive’, ‘ous’, ‘cial’, ‘ory’,… thì trọng âm cũng rơi vào trước nó.
Trường hợp ngoại lệ: ‘politic, ‘lunatic, a’rithmetic
3. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 tính từ nó ngược lên với những từ tận cùng bằng:
‘ate’: ‘decorate, con’solidate
‘ary’: ‘dictionary, i’maginary
4. Trọng âm rơi vào chính nó với các từ có tận cùng bằng:
ee: employ’ee
eer: engin’eer
ique: u’nique, tech’nique
ese: Vietnam’mese
Ngoại lệ: ‘coffee, com’mitee
5. Với những từ có hai âm tiết
a. Danh từ và tính từ: trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất:
Ví dụ:
Noun: ‘record , ‘flower, ‘valley, ‘children
Adjective: ‘current, ‘instant, ‘happy
Trường hợp ngoại lệ: ca’nal, de’sire, ‘ma’chine, i’dea, po’lice
b. Động từ: trọng tâm thường rơi vào âm tiết thứ hai:
Ví dụ: de’cide, re’fer, per’ceive, de’ny, ad’mit …
Ngoại lệ: ‘suffer, ‘enter
6. Những từ được tạo thành bởi hai gốc từ, trọng âm thường rơi vào gốc đầu

Ví dụ: ‘homework, ‘schoolboy, ‘raincoat, ‘childhood, ‘blackboard, ‘home
Trên đây mình vừa chia sẻ với mọi người  về Quy tắc “VÀNG” để đọc đúng trọng âm của từ, điều quan trọng là chúng ta tìm được cho mình một địa chỉ học tập tốt.
Chúc các bạn học tiếng Anh  thật hiệu quả!

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Cách phát âm bảng chữ cái tiếng anh


Hướng dẫn cách đọc và phát âm bảng chữ cái bằng tiếng anh cực chuẩn xác dành cho người mới bat dau hoc tieng anh,



Cách phiên âm các chữ cái theo phiên âm quốc tế
A : /ei/ ( ây)
B : /bi:/ ( bi ) dấu : là hơi kéo dài âm nha
C : /si:/ ( si )
D : /Di:/ ( đi )
E : /i:/ ( i )
F : /ef/ ( ép )
G : /dji:/ ( dzi )
H : /efts/ ( ét s ) s : xì -> khép 2 hàng răng lại
I : /ai/ ( ai )
J : /dzei/ ( dzêi )
K : /kei/ ( kêy )
L : /el/ ( eo )
M : /em/ ( em )
N : /en/ ( en )
O : /ou/ ( âu )
P : /pi/ ( pi )
Q : /kju:/ ( kiu )
R : /a:/ ( a )
S : /et/ ( ét )
T : /ti/ ( ti )
U : /ju/ ( diu )
V : /vi/ ( vi )
W : /d^plju/ ( đấp liu )
X : /eks/ ( ék s )
Y : /wai:/ ( quai )
Z : /zed/ ( djét )

Kinh nghiệm học phát âm tiếng anh chuẩn xác dành cho người mới bat dau hoc tieng anh
Tiếng Anh sử dụng một số âm khác với các ngôn ngữ khác. Ví dụ, âm đầu trong từthin (gầy) và âm đầu trong từ away(xa) không bao giờ được nghe thấy ở các ngôn ngữ khác. Do đó, bạn phải:
·   Biết tất cả các âm tiếng Anh.
·   Nghe xem các âm đó nói thế nào trong các từ và câu thực.
·   luyen phat am tieng anh – nghe các từ và câu tiếng Anh, và cố nhắc lại cho thật chuẩn.
Việc dành nhiều thời gian tập luyện không quan trọng nhiều bằng việc phải luyện tập đều đặn. Nhiều người học nhận thấy rằng, chỉ cần bắt đầu chú ý tới việc phát âm đã giúp họ nâng trình độ tiếng Anh lên rất nhiều. Có một ý kiến hay là cố gắng bắt chước các lời nói tiếng Anh bất cứ khi nào bạn nghe cái gì đó bằng tiếng Anh (xem tivi, xem phim, v.v…). Bạn cũng nên cố gắng phát âm các từ tiếng Anh bất cứ khi nào bạn ở đâu đó một mình và có chút thời gian rảnh rỗi, chẳng hạn như trong khi chờ xe buýt, khi tắm hay đang lướt web… Một khi miệng và lưỡi bạn đã quen với các âm mới thì chúng sẽ không có gì là khó khăn đối với bạn.
Bạn sẽ cần ít nhất một chút khả năng bắt chước âm thanh (ví dụ: nếu bạn có khả năng bắt chước người khác khi nói tiếng Việt thì bạn cũng sẽ dễ dàng phát âm được tiếng Anh). Tuy nhiên, nếu bạn không có các kỹ năng này, bạn vẫn có thể tiến bộ rất nhiều bằng sự kiên trì và chút ít thủ thuật. Một phương pháp hữu hiệu là thu âm giọng bạn rồi so sánh với giọng phát âm chuẩn. Bằng cách này, bạn có thể xem cách phát âm của bạn khác với giọng chuẩn ở chỗ nào và luyện cho giọng bạn ngày càng giống giọng bản xứ hơn. Và còn một điều nên nhớ nữa là: Đừng bao giờ suy nghĩ rằng: “Vì anh là người nước ngoài nên anh sẽ mãi mãi nói bằng giọng nước ngoài”.
Học cách phát âm một từ bằng tiếng anh như thế nào?
Đọc một từ tiếng Anh không chỉ cho bạn cách phát âm từ đó. Ví dụ, từ no và do đều kết thúc bằng chữ o. Tuy nhiên, từno được phát âm hoàn toàn khác nhau. Điều này có nghĩa là bạn phải học cách phát âm của tất cả các từ mà bạn định sử dụng.
Vậy bạn có thể học cách âm của một từ tiếng Anh như thế nào? Bạn có thể tra trong từ điển và đọc xem cách phát âm của từ đó ra sao. Từ điển dạy bạn học cách phát âm thông qua một hệ thống ký tự đặc biệt gọi là các chữ phiên âm. Các chữ phiên âm được viết dựa trên một bảng chữ cái ngữ âm. Bảng chữ cái ngữ âm phổ biến nhất là International Phonetic Alphabet (IPA). Bạn có thể tham khảo cách phát âm các từ cơ bản trên trang web này, vì qua đó bạn có thể vừa xem phiên âm, vừa nghe giọng phát âm.
Hãy học cách phát âm theo kiểu anh lẫn kiểu Mỹ
Các thể loại tiếng Anh khác nhau có cách phát âm khác nhau. Ví dụ, giọng đọc từpronunciation trong tiếng Anh cũng khác với tiếng Mỹ. Bạn có thể lựa chọn giữa tiếng Anh Anh và Anh Mỹ bởi đây là hai thể loại tiếng Anh quan trọng nhất trên thế giới. Vậy bạn nên chọn loại nào? Có thể là loại bạn thích nhất. Dù bạn chọn cách phát âm của Anh hay của Mỹ thì mọi người cũng sẽ hiểu bạn khi bạn đi bất cứ đâu. Tất nhiên, bạn không nhất thiết phải quyết định: bạn có thể học cả hai.
Ngay cả khi bạn đã lựa chọn học một loại tiếng Anh, thì bạn vẫn nên tìm hiểu về cả hai thể loại tiếng Anh này. Giả sử bạn muốn nói tiếng Anh Anh thuần tuý, bạn không muốn pha giọng Mỹ một chút nào. Vậy bạn có nên lưu ý tới cách phát âm của Mỹ được ghi trong từ điển không? Theo chúng tôi thì có. Bạn có thể muốn nói tiếng Anh Anh, nhưng bạn cũng sẽ nghe thấy một ít tiếng Anh Mỹ. Bạn có thể xem một bộ phim Mỹ, đến thăm nước Mỹ, hoặc có một giáo viên người Mỹ v.v… Bạn có thể chỉ muốn nói tiếng Anh Anh, nhưng bạn cần hiểu cả tiếng Anh và tiếng Mỹ. Tương tự, hãy xem chuyện gì xảy ra nếu như bạn (một sinh viên học tiếng Anh Anh) nghe được một người Mỹ nói một từ mới? Bạn có thể sẽ học được cách phát âm từ đó bằng tiếng Mỹ, và bạn bắt đầu sử dụng cách phát âm đó trong lời nói của bạn. Như thế giọng Anh Anh của bạn sẽ không còn “nguyên chất” nữa.
Chẳng hạn, nếu bạn nghe thấy từ nuke trên một kênh truyền hình Mỹ, nó sẽ được phát âm là [nu:k]. nếu cả đời bạn chỉ đọc bảng phiên âm tiếng Anh Anh thì bạn sẽ không biết được nhiều từ có âm [ju:] trong tiếng Anh lại có âm [u:] trong tiếng Mỹ. Do đó, có thể bạn sẽ học được từ nuke phát âm là [nu:k]. Nhưng nếu học theo cách này tức là bạn đang làm cho cách phát âm của mình bị “sai”, bởi một người Anh sẽ phát âm từ đó là [nju:k]. Tất nhiên, với những người học tiếng Anh Mỹ cũng thế. Trong trường hợp như vậy, bạn cũng nên quan tâm tới cả hai cách phát âm Anh và Mỹ.