Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Trọng âm của từ với các từ ghép


Lần trước, cô đã chia sẻ về cách nhấn trọng âm đối với các từ có một, hai, ba… âm tiết. Hôm nay, chúng mình sẽ tìm hiểu sâu hơn về trọng âm của những từ “ghép”nhé!

Các bạn xem thêm bài viết: 



        Từ được tạo thành từ các tiền tố (prefix)
Trong tiếng Anh có những chữ cái khi ghép với với mộtsố từ thì tạo ra những từ mới với ý nghĩa đặc trưng ta có thể đoán được mà khôngcần tra từ điển gọi là các tiền tố (prefixes).
Ví dụ:
-          dis-: mang nghĩa “không, đảo ngược”
-          ex-: mang nghĩa“cựu”
-          pre-: mang nghĩa “trước” ,v.v…

Những từ có hai âm tiết với âm tiết thứ nhất là một tiền tố (prefix) thìtrọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: un’wise, pre’pare, re’do, dis’like, re’new,…

Những từ có ba âm tiết với âm tiết thứ nhất là một tiền tố (prefix) thì trọng âm của từ tương tự trọng âm của từ gốc (khi chưa bổ sung tiền tố).
Ví dụ: ’locate => re’locate, con’tinue => discon’tinue, con’nect => discon’nect…

2   Từ ghép (do hai từ thành phần khác nhau ghép lại (COMPOUNDS)
- Nếu từ ghép do 2 danh từ ghép lại thì trọng âm rơi vào thành phần thứ nhất.
Ví dụ: ’penholder, ’blackbird, ’greenhouse, ’boyfriend, ’answerphone…

- Nếu từ ghép do 2 tính từ ghép lại thì trọng âm rơi vào thành phần thứ hai.
Ví dụ: bad-’tempered, old-’fashioned, one-’eyed, home’sick, well-’done…

- Nếu từ ghép do một động từ và một giới từ ghép lại thì trọng âm thường rơi vào động từ.
Ví dụ: under’stand, over’look, mal’treat…

      Quy tắc khác
- Những từ có âm tiết là “ơ” ngắn thì thường không nhấn trọng âm vào âmtiết đó.
Ví dụ: po’tato (có 3 âm tiết nhưng âm tiết đầu phát âm “ơ” ngắn nên nhấntrọng âm vào âm thứ hai); ’enter (là động từ nhưng có âm cuối phát âm là “ơ” ngắn nên nhấn vào âm đầu), v.v…

- Có những hậu tố (những chữ cái được thêm vào cuối từ để làm biến đổi từ loại củatừ) không làm ảnh hưởng đến trọng âm câu: -able, -age, -en, -ful, -ing, -ish, -less, -ment, -ous.

Lưu ý: Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn có những ngoại lệ. Vì vậy, khihọc một từ mới, các em hãy chịu khó tra từ điển để xem trọng âm nhé. Nếu thấy nókhông tuân theo các quy tắc trên thì hãy ghi nhớ lại (trong các đề thi rất hay cho cáctừ đó!)

Chúc các em sớm có giọng nói thuần thục, chuẩn xác và đầy màu sắc như người bản xứ! J


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét