Phân biệt 1 số thuật ngữ về Chiết khấu (discount),
khuyến mãi (promotion) hay giảm giá (sale-off)
Người Việt Nam khi
nói về giảm giá, thường nghĩ ngay đến discount hay promotion. Trên thực
tế, có rất nhiều thuật ngữ liên quan đến việc giảm giá, được sử
dụng trong những hoàn cảnh khác nhau.
Trong bài viết
này, bài viết sẽ đề cập đến 8 thuật ngữ thường gặp
nhất: Promotion, sales (off), clearance, price drop, mark down, discount,
allowance và rebation.
Promotion: hiểu theo nghĩa rộng là chính sách xúc tiến (có thể bao gồm
các công cụ quảng cáo, PR, giảm giá các loại), là một khái niệm
rộng hơn nhiều so với giảm giá. Nói cách
khác, ‘promotion’ là những nỗ lực để tăng lượng bán sản
phẩm, nếu sử dụng trong trường hợp giảm giá là rất thiếu chính
xác.
Sales (off): là thuật ngữ chính xác nhất để diễn tả việc giảm giá trong một thời gian ngắn nhằm thúc đẩy doanh số bán. Sales off thường có tính mùa vụ, ví dụ ở VN là dịp trước Tết nguyên đán, hoặc ở Mỹ là Black Friday.
Sales (off): là thuật ngữ chính xác nhất để diễn tả việc giảm giá trong một thời gian ngắn nhằm thúc đẩy doanh số bán. Sales off thường có tính mùa vụ, ví dụ ở VN là dịp trước Tết nguyên đán, hoặc ở Mỹ là Black Friday.
Price drop: thường thấy ở các siêu thị Mỹ, là thuật ngữ dùng để miêu
tả việc giảm giá một sản phẩm. Tác dụng của nó giống như sales,
nhưng thời hạn là vĩnh viễn. Về mặt tâm lý, khi dán tag sales off lên
sản phẩm, người tiêu dùng sẽ có tâm lý thúc đẩy mua hàng mạnh hơn so
với price drop, do việc mua hàng chỉ có tính thời điểm; còn khi có
price drop, khách hàng có thể lựa chọn bất kỳ thời điểm nào để mua,
miễn là còn sản phẩm trên giá.
Clearance: giống price drop ở chỗ việc giảm giá là vĩnh viễn (tới khi
hết hàng), khác ở mức độ giảm giá. Clearance thường có mức độ giảm
giá rất mạnh, và ở một khi sản phẩm đã dán clearance, thường sẽ
không ở trên giá lâu. Ví dụ, mức giá clearance có thể giảm đến 90%.
Mark down: được hiểu là giảm giá (tương tự price drop), nhưng sử dụng
trong bối cảnh khác. Mark-down là thuật ngữ ngược nghĩa với mark-up.
Trong mark-up, chi phí thường là cơ sở tính toán, nhà sản xuất/người
bán sau đó lấy 1 mức lợi nhuận mong muốn gọi là mark-up cộng vào
giá và bán cho khách hàng (ví dụ, chi phí sản xuất là 10.000đ, mức
mark-up là 25% thì giá bán là 12.500 đồng). Mark-down thì GIÁ là cơ
sở tính toán (ví dụ, giá bán cũ là 20.000 đồng, 20% mark-down tương
đương với giá mới là 16000đ). Thuật ngữ này thường sử dụng trong
sách vở và bài báo, chứ không phải trong các cửa hàng/cửa hiệu.
Discount: dịch là chiết khấu. Có 3 loại chiết khấu cơ bản, "trade
discount" được sử dụng trong chuỗi phân phối. Khi nhà sản xuất
muốn khuyến khích siêu thị bán sản phẩm cho mình chẳng hạn, họ có
thể tăng mức discount cho siêu thị từ 10% lên 15% giá sản
phẩm. "Quantity discount" là chiết khấu cho người mua
số lượng lớn (ví dụ mua 10 tặng 1); "Seasonal discount" là
chiết khấu có tính thời điểm, thường là mua hàng ngoài mùa vụ, ví
dụ giá khách sạn vào mùa đông. Sử dụng discount cho việc giảm giá
vào đầu năm, do đó, là quá rộng và không "trúng đích”
Allowance: là khoản tiền mà người bán đưa cho người mua nhằm khuyến
khích hành vi nào đó. "Trade-in allowance" là khoản tiền
người bán trả cho người mua nhằm khuyến khích người mua đổi sản phẩm
cũ lấy sản phẩm mới (ví dụ, mang xe ô-tô cũ đến sẽ được nhận $2000,
trừ vào giá mua của ô-tô mới). "Promotional
allowance" là khoản tiền mà nhà phân phối nhận được từ
người sản xuất để tham gia vào các chương trình bán hàng và xúc
tiến bán sản phẩm của họ.
Các bạn đi công
tác có thể nhận allowance cho các khoản ăn, ở, đi lại, ect. (là việc
doanh nghiệp khuyến khích & tạo điều kiện cho nhân viên thực hiện
nhiệm vụ/hoàn thành nhiệm vụ).
Rebation: là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều ở nước ngoài, nhưng
dường như lại tương đối mới ở Việt Nam. Trong khi các khoản giảm giá
ở trên thường được tính bằng % giá sản phẩm (kèm số tiền được
giảm), rebation không quan tâm đến %. Rebation là việc cho người mua một
số tiền nhất định nếu họ mua sản phẩm. Hiệu quả của nó giống như
sales, nhưng có tác động tâm lý khác lên người tiêu dùng. Trong sales,
người tiêu dùng mua được sản phẩm với mức giá rẻ hơn bình thường.
Trong rebation, người tiêu dùng mua sản phẩm đúng giá, nhưng sau đó
được nhận tiền từ người bán/nhà sản xuất. Ví dụ: mua máy Apple trị
giá $1200, nhận quà tặng hoặc tiền trị giá $200. Đối tượng hướng
tới là cái người tiêu dùng NHẬN ĐƯỢC sau khi mua hàng, chứ không phải
khoản tiền BỚT ĐI khi mua sản phẩm.
Hy vọng rằng chúng
ta đã hiểu hơn được ý nghĩa của các thuật ngữ để sử dụng cho đúng
trong từng trường hợp, đặc biệt là khi giao dịch với người nước
ngoài nhé!
TÀI
LIỆU XEM THÊM!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét