Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Tổng hợp các website học tiếng anh giao tiếp hay

  1. Website chuyên luyện kĩ năng nghe
  • Esl-lab: trang tổng hợp các bài nghe và bài trắc nghiệm
  • Elllo: thư viện điện tử với hơn 2000 bài nghe được đăng tải trên trang web
  • Eslfast, vừa luyện nghe vừa học hỏi về văn hóa, nhân vật
  • Trainyouraccent, kho tiếng Anh đa chất giọng, vùng miền
  • 2. Website luyện kĩ năng viết 

Lang-8

Lang-8 giúp bạn cải thiện kĩ năng viết. Bài viết của bạn sẽ do chính những người bản ngữ nhận xét và chỉnh sửa. Bạn cũng có thể giúp người nước ngoài học ngôn ngữ của nước mình bằng cách đọc và sửa bài viết cho họ.
         3. Website học từ vựng
VocabSushi giúp bạn học từ vựng thông dụng hàng ngày. Để học một từ vựng, trước hết phải hiểu nghĩa, rồi đọc một câu ví dụ về từ đó, nghe người bản địa đọc từ, sau đó làm bài kiểm tra và xem mình học có hiệu quả hay không. Đó là phương pháp dạy của VocabSushi.
       4. Website học ngữ pháp, từ vựng, phát âm, luyện nghe – luyen nghe tieng anh giao tiep 
BBC Learning English là trang web học ngữ pháp, luyện phát âm tiếng anh, từ vựng, tìm hiểu bí quyết dạy tiếng Anh…, ngoài ra bạn cũng có thể tự kiểm tra trình độ tiếng Anh qua các bài thi trực tuyến và học cách dạy tiếng Anh cho người khác. Phần thú vị nhất của trang web này là “6 Minute English” – bạn sẽ được nghe một đoạn tiếng Anh ngắn có phụ đề và có thể tải về máy tính dưới dạng mp3 và pdf để học offline.

THAM KHẢO

Cách dùng JUST và ONLY trong giao tiếp tiếng anh

Trong tiếng Anh , đôi khi chúng ta sử dụng từ Just và Only  để làm câu văn thêm phần mềm mại và dễ nghe hơn. Nhưng sử dụng sao cho đúng 2 từ này? ngày hôm nay cùng mình tìm hiểu cách sử dụng 2 từ này trong giao tiếp tiếng Anh nhé.

I. Just và only cùng làm adverb (trạng từ)
1. Just/only=chỉ (trong trường hợp này cả hai có thể thay thế cho nhau). Thí dụ:
– She’s not dating John; they’re just friends=Cô ấy không phải là bạn gái của anh John. Cả hai chỉ là bạn mà thôi. (They’re friends only).-video bài giảng tiếng Anh giao tiếp
– He’s just a kid. Don’t be so hard on him. He’s only a child; nó còn bé; đừng quá khắt khe với nó.
– Do you need some help?—No, I’m just looking (I’m browsing only) (Bạn bước vào một cửa hàng, người bán hàng hỏi bạn cần gì không, bạn cho biết chỉ xem qua mặt hàng thôi).
– Just kidding=only kidding=chỉ nói đùa thôi
– The restrooms are for customers only= nhà tiêu/tiểu chỉ để cho khách dùng thôi (only=làm adverb, không thay bằng just được).- giáo trình tiếng Anh giao tiếp
2. Just còn có nghĩa vừa mới
cach_tu_hoc_tieng_anh_hieu_qua_nhat_391
– What did you just say? (just=a few minutes ago, vừa mới; nghĩa này không thay bằng only được). Bạn vừa nói gì vậy?
– We’ve only just arrived=chúng tôi vừa tới đây (only just dùng liền làm một).
– I just got off the plane with your cousin=tôi vừa ở trên máy bay bước xuống cùng người anh/chị họ của bạn.
3. Just=exactly
– He looks just like his dad. (Nó trông giống bố như tạc; khác nghĩa với only)
– That’s just what I want.(just=exactly)=đó đúng là điều/món tôi muốn.
– How is the steak? Oh, it’s just right! (just=exactly, không thay bằng only được; Miếng thịt bò rán ra sao?– Ồ, đúng y như tôi muốn).
4. Just then: ngay lúc đó
– Just then their mother entered (ngay lúc đó thì bà mẹ bước vào)
5. Just about=hầu như
– That job was just about done. I’m just about finished=tôi sắp xong rồi.
Xem thêm:
II. Just và only còn làm adjective (tính từ)
6. Nghĩa khác nhau
– Just (adj) =fair; a just ruler=nhà lãnh đạo công bằng, chính trực.
– A just cause=chính nghĩa. Just deserts=đích đáng. The defendant got his just deserts=kẻ phạm tội nhận được hình phạt đích đáng.The criminal got his just rewards.=kẻ tội phạm bị hình phạt đích đáng. (=gets what he deserves).
– Câu nói thường nghe trong lễ cưới: If any man can show any just cause why they may not lawfully be joined together, let him now speak or else forever hold his peace.=Nếu ai có lý do chính đáng rằng cuộc hôn nhân này không nên tác hợp, xin hãy lên tiếng, còn không thì từ giờ trở đi hãy yên lặng. [lời vị mục sư hay cha chủ lễ trong lễ cưới.]
– Just=hãy. Just call her; if only to say you’re sorry.=Hãy cứ gọi điện thọại cho cô ấy, dù là chỉ để nói rằng anh ân hận (nhấn mạnh).
– Only=duy nhất, chỉ có một. The only child=con một (He has no brothers or sisters).
– It was only then that I realized that he was lying. (Mãi tới lúc đó thì tôi mới nhận ra là anh ta nói dối (không thay bằng just được)
– If only that=I wish. If only that I could be 15 again! (diễn tả một điều mong ước; không thể thay bằng just được)
– The only food in the cabin was a box of crackers (only as an adjective, món thực phẩm duy nhất trong căn nhà gỗ là một hộp bánh khô; only=duy nhất).
– She’s the only person who can do it=cô ta là người duy nhất có thể làm việc đó. (Only là adjective, nghĩa khác just)
7. Trong những thí dụ sau đây only cùng nghĩa như just.
– Jane was only four when she started to read. (only=just). Bé Jane mới 4 tuổi mà đã bắt đầu biết đọc.
– We need five chairs; we have only four.(only=just)
– I only wish I knew how I could help=ước gì tôi tôi thể giúp được.
– The only thing is…có điều ngại là: I’d love to come to your party–the only thing is I might be late=tôi rất muốn tới dự tiệc của bạn—có điều ngại là tôi có thể tới trễ.
8. Only còn dùng trong if clause:
– If I had only known, this would not have happened.=Tôi mà biết trước thì đâu đã xẩy ra chuyện này.
9. Only còn làm conjunction (liên từ) nối hai mệnh đề với nhau
– I’ll offer to help him, only I’m busy right now.=tôi muốn giúp anh ta, nhưng tôi đang bận. (only=but).
10. Not only…but also=không những…mà còn
He not only read the book, but also remembered what he had read.=không những anh ta đọc cuốn sách mà anh còn nhớ rõ những điều anh đọc.
11. Nếu only bắt đầu câu thì có tráo đổi vị trí chủ từ và động từ (inversion) với mục đích nhấn mạnh
– Only in Paris do you find bars like this=chỉ ở Paris bạn mới thấy những quầy rượu như thế này.
Để giao tiếp tiếng anh tốt, các bạn bat dau hoc tieng anh cũng nên luyen nghe tieng anh giao tiep và luyện phát âm tiếng anh thường xuyên đấy nhé! Bên cạnh đó để tận dụng thời gian rảnh, hãy sử dụng phần mềm học tiếng anh giao tiếp để học thêm nhé! 

Từ vựng tiếng Anh về thương tích – Injuries

Chủ đề này sẽ giúp ích cho các bạn học ngành y đây. Cùng tham khảo để biết thêm các cụm từ hay dùng về các chấn thương để sử dụng linh hoạt hơn trong giao tiếp tiếng anh nhé !
injury
Being injured
  • have a fall/an injury
    bị ngã/bị thương
  • receive/suffer a serious injury/a gunshot wound
    bị/chịu đựng một vết thương nghiêm trọng/vết thương do đạn bắn
  • hurt/injure your ankle/back/leg
    làm đau/làm bị thương mắt cá chân/lưng/chân
  • damage the brain/an ankle ligament/your liver/the optic nerve/the skin
    gây thương tổn đến não/dây chằng mắt cá chân/gan/thần kinh thị giác/da
  • pull/strain/tear a hamstring/ligament/muscle/tendon
    kéo/căng/rách cơ gân kheo/dây chằng/cơ bắp/gân
  • sprain/twist your ankle/wrist
    bong gân/sái mắt cá chân/cổ tay
  • break a bone/your collarbone/your leg/three ribs
    gãy xương/xương đòn/chân/ba xương sườn
  • fracture/crack your skull
    gãy/nứt xương sọ
  • break/chip/knock out/lose a tooth
    gãy/mẻ/làm gẫy/mất một chiếc răng
  • burst/perforate your eardrum
    vỡ/thủng màng nhĩ
  • dislocate your finger/hip/jaw/shoulder
    trật ngón tay/hông/hàm/vai
  • bruise/cut/graze your arm/knee/shoulder
    làm thâm tím/cắt/làm trầy tay/đầu gối/vai
  • burn/scald yourself/your tongue
    làm bỏng bản thân/lưỡi
  • bang/bump/hit/ bash your elbow/head/knee (on/against something)
    nện/va mạnh/va cùi chỏ/đầu/đầu gối (vào gì đó)
Treating injuries
  • treat somebody for burns/a head injury/a stab wound
    điều trị bỏng/chấn thương đầu/vết đâm cho ai
  • examine/clean/bandage/treat a bullet wound
    xem xét/rửa/băng bó/chữa trị một vết thương do đạn bắn
  • repair a damaged/torn ligament/tendon/cartilage
    chữa trị dây chằng/gân/sụn bị thương/rách
  • amputate/cut off an arm/a finger/a foot/a leg/a limb
    cưa/cắt đứt một cánh tay/ngón tay/bàn chân/chân/tay chân
  • put on/take off a plaster/a bandage
    dán/gỡ băng dính
  • require stitches
    cần được khâu
  • put on/rub on/apply cream/ointment/lotion
    thoa kem/thuốc mỡ/kem dưỡng da
  • have/undergo (British English) physiotherapy/(North American English) physical therapy
    được/trải qua vật lý trị liệu
Tham khảo:

Những cách nói khác nhau của I am sorry trong giao tiếp tiếng anh

Để giao tiếp tiếng anh tốt, các bạn bat dau hoc tieng anh cũng nên luyen nghe tieng anh giao tiep và luyện phát âm tiếng anh thường xuyên đấy nhé! Bên cạnh đó để tận dụng thời gian rảnh, hãy sử dụng phần mềm học tiếng anh giao tiếp để học thêm nhé! 
1. Terribly sorry – Thành thật xin lỗi
2.  I have to say sorry you – Tôi phải xin lỗi anh
3. Sorry for being late – Xin lỗi tôi đến trễ
4. I forget it by mistake – Tôi sơ ý quên mất
5. I was careless – Tôi đã thiếu cẩn thận
6. I was wrong – Tôi đã sai
7. I don’t mean to – Tôi không cố ý
8. I feel that I should be responsible for that matter – Tôi cảm thấy có lỗi về việc đó
9. How should I apologize you? – Tôi phải xin lỗi anh như thế nào đây
10. I don’t mean to make you displeased – Tôi không cố ý làm anh phật lòng
11. I have no choice – Tôi không có sự lựa chọn
12. Sorry to bother you – Xin lỗi đã làm phiền bạn
Tham gia khóa học tiếng anh giao tiếp để tạo môi trường luyện tập bạn nhé! 
Tham khảo:

10 cụm từ thông dụng trong giao tiếp tiếng anh

Bên cạnh việc tu hoc anh van giao tiep, các bạn có thể tạo môi trường luyện tập giao tiep tieng anh bằng cách tham gia cau lac bo tieng anh và hoc noi tieng anh cùng những người bạn tại đó! Nhiều câu lạc bộ tiếng anh hiện nay có người bản xứ, đây là môi trường học tập cực tốt, đặc biệt là đối với những bạn muốn luyện phát âm tiếng anh chuẩn đấy nhé!

1. Whatever you think.
— Muốn nghĩ gì thì nghĩ.
2. Leave it out .
— Đừng nói nữa.
3. I’m going to bed now. I’m beat .
— Tôi đi ngủ đây – Tôi rất mệt.
4. It’s a matter of taste .
— Đó là vấn đề thị hiếu.
5. That’s for sure .
— Nhất định rồi .

Mời bạn tham khảo giáo trình tiếng anh giao tiếp   phần mềm học tiếng anh giao tiếp để luyện tập thêm nhé! 

6. Make it big .
— Thành công nhé .
7. That’s done it .
— Thế là xong.
8. I just wanna kick back and relax .
— Tôi chỉ muốn nghỉ ngơi và thư giãn thôi.
9. Everyone said that .
— Ai cũng nói thế.
10. Calm down! Nothing to worry about.
— Bình tĩnh! Có gì phải lo đâu.

Tìm hiểu về TOEIC

TOEIC là gì?
TOEIC – Test of English for International Communication: Bài kiểm tra tiếng Anh trong môi trường giao tiếp quốc tế.
IELTS, TOEFL là các bài thi được thiết kế về học thuật, chứa các bài giảng, từ ngữ hàn lâm trong đó. Bạn sẽ cần 2 chứng chỉ này nếu muốn đi du học hoặc làm việc tại các nước nói tiếng Anh như Anh, Mỹ, Úc… Dùng IELTS, TOEFL làm chuẩn cho học sinh, sinh viên du học bởi nó giúp chúng ta đọc hiểu sách, giáo trình khi theo học.
Còn nếu bạn muốn có 1 chứng chỉ tiếng Anh để đi xin việc, hay mục tiêu cao hơn là có thể giao tiếp tiếng Anh thành thạo trong môi trường làm việc quốc tế, bạn cần phải lựa chọn TOEIC. Tất nhiên, IELTS, TOEFL cũng được công nhận. Nhưng so với thời gian và chi phí học tập, đơn cử như lệ phí thi của IELTS, TOEFL cao hơn TOEIC rất nhiều lần. Trong khi đó, các kiến thức của TOEIC mang tính thực tiễn trong công việc hơn.
chứng chỉ TOEIC có thời hạn bao lâu?

Chứng chỉ TOEIC cũng giống như bất cứ các chứng chỉ quốc tế khác (TOEFL, IELTS), có giá trị thời hạn trong 2 năm. Trong thời gian đó, bạn có thể dùng nó để làm căn cứ cho hồ sơ xin việc hoặc xin du học (tại các nước chấp nhận bằng TOEIC). Bạn sẽ phải thi lại khi muốn được cấp lại bằng TOEIC sau khi hết thời hạn.

Một bài thi TOEIC đầy đủ gồm hai phần thi: Phần thi Listening (nghe hiểu) trong 45 phút và phần thi Reading (đọc hiểu) trong 75 phút. Mỗi phần thi có 100 câu. Tổng số câu hỏi của cả hai phần thi là 200 câu. Tổng thời gian làm bài là 120 phút hay 2 tiếng.

  • Phần nghe hiểu: Đánh giá khả năng nghe hiểu ngôn ngữ tiếng Anh nói của thí sinh. Phần này có 100 câu hỏi nghe hiểu được chia làm 4 phần từ Part 1 đến Part 4. Thí sinh sẽ nghe qua băng cassette hoặc đĩa CD trong thời gian 45 phút. Thí sinh sẽ nghe các câu miêu tả, câu hỏi, hội thoại, và bài nói chuyện ngắn bằng tiếng Anh, sau đó lựa chọn câu trả lời dựa trên những nội dung đã nghe.
  • Phần đọc hiểu: Đánh giá trình độ hiểu ngôn ngữ tiếng Anh viết. Phần này có 100 câu hỏi nghe hiểu với 3 hợp phần từ Part 5 đến Part 7. Thi sinh được làm bài trong thời gian 75 phút. Thí sinh sẽ đọc các thông tin trong đề thi và lựa chọn câu trả lời dựa vào nội dung đã đọc.
thang-quy-doi-diem-toeic
  • Chúng ta cũng cần lưu ý:thang điểm TOEIC này không phải là thang quy đổi duy nhất mà có thể có sự khác biệt giữa các đề thi, tùy thuộc vào mức độ khó dễ của từng đề mà có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Hầu hết cấu trúc đề thi TOEIC đều được thiết kế phù hợp với mọi đối tượng muốn sử dụng tiếng anh trong môi trường làm việc thông thường và phổ biến nhất tại tất cả các nước trên thế giới, vì vậy người đi thi TOEIC không cần phải có kinh nghiệm kinh doanh hay kiến thức chuyên ngành đâu nhé.
Bạn có thể luyện thi TOEIC online để tiết kiệm thời gian nhé! 

VIẾT EMAIL TIẾNG ANH CƠ BẢN

Trước hết, chúng ta cùng nhau tìm hiểu các phần căn bản của email, một email thông thường bao gồm các phần như sau:
  • Greeting (Chào hỏi)
  • Opening comment (Câu chào hỏi ban đầu)
  • Introduction (Giới thiệu)
  • Main point (Nội dung chính)
  • Concluding sentence (Kết thúc email)
  • Signing off

Bắt đầu với GREETING, chúng ta có thể sử dụng các cụm từ sau để dung chào hỏi trong email:
  • Nếu quan hệ giữa bạn và người nhận thứ là mối quan hệ lịch sự, ta nên sử dụng các danh xưng như Mr, Mrs,Ms…
  • Cấu trúc: Dear + title (danh xưng)  + surname (họ),
Ví dụ: Dear Mrs.Price
  • Nếu mối quan hệ giữa bạn và người nhận thư thân mật hơn bạn có thể đơn giản sử dụng tên riêng người đó trong câu chào hỏi
Ví dụ: Hi Kelly, Dear Kelly….
  • Nếu bức thư mang nội dung làm quen hoặc xin gặp mặt và bạn chưa có thong tin về người nhận thư bạn có thể sử dụng “To whom it may concern” hoặc “Dear Sir/Madam”
Tiếp theo là OPENING COMMENT, thông thường đây là những câu câu hỏi thăm về tình hình sức khỏe hoặc tình hình hiện tại của người nhận
  • How are you?
  • How are things?
Nếu nội dung bức thư là một sự hồi đáp , chúng ta nên mở đầu với từ cảm ơn “thanks”
Ví dụ:
Khi một người gửi một email bày tỏ sự quan tâm của họ về công ty bạn đang làm chúng ta có thể viết
Thank you for contacting ABC Company (Cảm ơn vì đã liên lạc tới công ty ABC)
Khi một người trả lời 1 bức thư mà bạn gửi cho người đó :
Thank you for your prompt reply (Cảm ơn vì đã hồi đáp)
Thank for getting back to me (Cảm ơn đã hồi đáp)
Những câu cảm ơn trên sẽ làm người đọc cảm tháy thoải mái hơn và cảm giác sự mở đầu mang cảm giác lịch sự
Trong trường hợp bức thư không dựa trên 1 sự hồi đáp, cách lịch sự để mở đầu là những câu chúc:
  • I hope you are doing well. (Hy vọng cô vẫn khỏe)
  • I hope you have a nice weekend. (Hy vọng là cô có một kỳ nghỉ cuối tuần vui vẻ.)
Phần tiếp theo của email là INTRODUCTION. Trong phần này, chúng ta sẽ nêu rõ lý do vì sao chúng ta viết email, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà chúng ta có cách mở đầu khác nhau. Các bạn có thể mở đầu bằng cụm từ sau đây:
I am writing to + verb…
Chúng ta không nên dùng I’m trong email bởi vì trong văn phong trang trọng thì không dùng từ viết tắt.
  • I am writing to ask for the information about the English courses. (Tôi viết email này để yêu cầu quý vị cung cấp thông tin về khóa học tiếng Anh.)
  • I am writing to check if everything is ready for the launch of the product.(Tôi viết email này để kiểm tra mọi thứ đã sẵn sang cho việc tung ra sản phẩm mới chưa.)
  • I am writing to reference to (Tôi viết thư để tham khảo….)
  • I am writing to enquire about…(Tôi viết thư để yêu cầu….)
Đối với các mối quan hệ xã giao thì chúng ta nên dùng các câu hỏi gián tiếp và  dùng câu hỏi trực tiếp để dùng cho các mối quan hệ thân thiết.
  • I am writing to clarify some points of the contract. (Tôi viết email này để làm rõ một số điểm trong hợp đồng.)
Ngoài ra các bạn có thể dùng các từ cho cấu trúc trên như I am writing to + complain/ explain/ confirm/ apologize. Để đa dạng cách viết, ta có thể dùng “I would like to…” thay cho “I am writing to…”. Đặc biệt, trong trường hợp không cần trang trọng quá, các bạn có thể dùng “I just want to…”
Chú ý các câu trong phần này phải thực sự ngắn gọn và rõ mục đích vì nó nằm trong phần đầu của email. Phải luôn nhớ rằng người đọc muốn đọc bức thư 1 cách nhanh chóng và gọn gàng. Bạn cũng phải chú ý tới ngữ pháp, các vấn đề chính tả vì sự chính xác trong phần này ảnh hưởng đến cái nhìn và cách đánh giá của người nhận thư về bạn
Đến phần MAIN POINT, bởi đây là email nên chúng ta cần nêu vấn đề ngắn gọn, súc tích càng tốt.
Nếu bạn muốn đề cập đến những vấn đề tế nhị như từ chối một lời đề nghị hay thông báo cho một nhân viên anh ta bị thôi việc, hãy viết về điều này ở những đoạn văn tiếp theo thay vì mở đầu thư. Dưới đây là một vài cách thông báo những tin tức không mấy dễ chịu thuộc loại này:
  •       We regret to inform you… (Chúng tôi rất tiếc phải thông báo với ông/bà rằng…)
  •       It is with great sadness that we… (Vô cùng thương tiếc báo tin…)
  •       After careful consideration we have decided… (Sau khi đã xem xét cân nhắc, kỹ lưỡng chúng tôi đã quyết định…)
  •       I am writing in reply to your letter of 4 September regarding your outstanding invoice. (Tôi viết thư để trả lời lá thư của ông/bà gửi ngày 4 tháng 9 về tờ hóa đơn chưa được thanh toán của công ty ông/bà)
Khi bạn viết cho họ mà bạn muốn đề cập những việc đã trao đổi trong lá thư trước đó, hãy dùng những mẫu câu sau:
  •    Further to our conversation, I’m pleased to confirm our appointment for 9.30am on Tuesday, 7 January. (Theo như chúng ta đã trao đổi, tôi rất vui được xác nhận lịch hẹn của chúng ta vào hồi 9:30 sáng thứ Ba ngày 7 tháng 1.)
  •    As you started in your letter, … (Như khi bạn bắt đầu trong thư, …)
  •    Regarding … / Concerning … / With regards to … (Về vấn đề… / Liên quan đến… / Liên quan với…)
  •    As you told me,… (Như bạn đã nói với tôi…)
  •    As you mentioned in the previous one,… (Như bạn đã đề cập trước đó…)
  •    As I know what you wrote me,… (Như những gì bạn đã viết cho tôi…)
Bạn cũng có thể dùng những mẫu câu lịch sự sau để hỏi về vấn đề nào đó:
  •    I would be grateful if … (Tôi sẽ biết ơn nếu…)
  •    I wonder if you could … (Tôi tự hỏi nếu bạn có thể… )
  •    Could you please …? Could you tell me something about …? (Bạn có thể vui lòng… / Bạn có thể cho tôi biêt về…)
  •    I would particularly like to know … (Tôi đăc biệt muốn biết…)
  •    I would be interested in having more details about … (Tôi quan tấm đến việc có thêm chi tiết về việc…)
  •    Could you please help me …(inform the student of final exam…), please?(Ông có thể vui lòng giúp tôi … (thông báo cho học sinh của kỳ thi cuối cùng …), xin vui lòng?)
  •    I would like to ask your help … (Tôi muốn nhờ sự giúp đỡ của bạn về…)
Sau đấy, các bạn có thể dùng các câu CONCLUDING SENTENCEđể kết thúc email như sau:
  • Let me know if you need anymore information. (Hãy cho tôi biết nếu anh cần them thông tin)
  • Please get back to me as soon as possible. (Hãy trả lời email sớm nhất có thể nhé.)
  • I look forward to hearing from you soon. (Tôi rất mong sớm nghe tin từ bạn.)
  • Feel free to contact me if you need further information. (Đừng ngại liên hệ với tôi nếu anh cần thêm thông tin nhé)
  • I would be grateful if you could attend to this matter as soon as possible.(Tôi sẽ rất cảm ơn nếu ông/bà có thể giải quyết vấn đề này càng sớm càng tốt.)
  • If you would like any further information, please don’t hesitate to contact me. (Nếu ông/bà cần thêm thông tin gì, xin cứ liên hệ với tôi.)
  • I look forward to… (Tôi rất trông đợi…)
  • Please respond at your earliest convenience. (Xin hãy hồi âm ngay khi các ngài có thể).
  • Nếu bạn bắt đầu bằng Dear Mr, Dear Mrs, Dear Miss, hay Dear Ms, bạn nên kết thúc thư bằng cụm sau: Yours sincerely, Yours faithfully, (kính thư)
  • Hoặc bạn có thể dùng “Please do not hesitate to contact me…”để thay thế cho “Feel free to contact me…”
Phần cuối cùng “SIGNING OFF” bao gồm 2 phần, đó là họ tên người gửi và những dòng chữ đi kèm như sau:
Trường hợp không trang trọng:
  • Best,
  • Best wishes,
  • Regards,
  • Take care,
  • Bye,
Trường hợp trang trọng:
  • Best regards,
  • Warm regards,
Lưu ý:
  • Khi dùng Dear Ms/Mrs + surname ở đầu email thì sử dụng  => Yours sincerely,
  • Khi dùng Dear Sir/madam ở đầu email thì sử dụng => Yours faithfully,
Một số từ viết tắt thường được sử dụng trong email
  •       ASAP = as soon as possible
  •       CC = carbon copy (khi bạn gửi thư cho quá một người, nên thêm từ này để báo cho người nhận biết những ai sẽ nhận thư)
  •       ENC = enclosure (khi bạn gửi kèm theo thư những giấy tờ khác)
  •       PP = per procurationem (Đây là tiếng La-tinh, nghĩa là bạn ký thay cho người khác khi viết thư; nếu họ không có mặt để tự ký)
  •       PS = postscript (dùng khi bạn muốn thêm vài điều nữa sau khi bạn đã hoàn tất bức thư và đã ký tên – thông thường đối với thư viết tay)
  •       PTO (informal) = please turn over (chắc chắn rằng người đọc thư biết rằng bức thư còn được tiếp tục ở mặt sau)
  •       RSVP = please reply (Vui lòng hồi đáp)
Để rèn luyện khả năng giao tiếp tiếng anh, các bạn ở nhà sử dụng phần mềm học tiếng anh giao tiếp hoặc học trên website học tiếng anh online tốt nhấtbạn nhé!
THAM KHẢO: