Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

TỰ HỌC TOEIC NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?

Đối với những bạn có đi học tại trung tâm, hoặc không đi học tại trung tâm cũng thế, tự học là một phần rất quan trọng để đảm bảo chúng ta đạt được điểm số mong đợi. Với kinh nghiệm của người đã  từng học, nghiên cứu, và giảng dạy TOEIC, cô xin phép truyền lại những “bí kíp” nhỏ mà cô đã từng áp dụng nhé :).


Tự học TOEIC như thế nào cho hiệu quả?
 

1.       TẠI SAO CẦN PHẢI TỰ HỌC? 

Bản thân cô cho rằng, tự học là cách học tuyệt vời nhất. Bên cạnh giúp chúng ta phát triển tư duy, suy luận, và nhớ lâu hơn, thì còn có rất nhiều lý do chúng ta cần phải tự học ở nhà, song song với việc đến lớp nghe thầy cô giảng bài

-          Tự  học ở nhà để ôn lại kiến thức quan trọng. Những gì giáo viên giảng ở lớp là những thứ quan trọng và cốt lõi nhất. Nếu không nắm được cốt lõi thì các em cứ sẽ mãi mập mờ, và không tự tin về kiến thức nền tảng của mình. Từ đó, việc tiếp thu kiến thức mới cũng như chuyên sâu  hơn sẽ ngày càng rối rắm, không mang lại hiệu quả và đôi khi làm các em xuất hiện suy nghĩ “càng học càng ngu” :v ^^
-          Tuy nhiên, không phải trong đề thi sẽ chỉ xuất hiện những điểm giáo viên giảng dạy trên lớp. Nếu các em lưu ý, trong đề thi sẽ xuất hiện rất nhiều điểm ngữ pháp nhỏ. Do đó, tự học là cần thiết để lấp đầy những điểm nhỏ lẻ này cũng như là tự build up kinh nghiệm và từ vựng cho riêng mình.
Cô lấy ví dụ, giáo trình Economy có câu như sau  “When it comes to…..in ” và động từ cần chia là invest. Rất nhiều bạn học viên đều chia là When it comes to invest  nhưng trên thực tế đáp án đúng câu đấy lại là investing. Chúng ta có cấu trúc when it comes to sth/ doing sth.  Đấy là những điểm nhỏ lẻ có thể đánh lừa chúng ta đấy ^^ Vì  thực tế come to sth cơ. Hoặc nhiều bạn cũng gặp bẫy tương tự với In addition to, be dedicated to, …

-          Hơn nữa, cho dù kiến thức các bạn tốt nhưng không luyện tập tập  thì tốc độ suy luận cũng sẽ không nhanh bằng những bạn luyện tập thường xuyên, đúng không nào?

2.       HỌC CÁI GÌ? 

Bài viết này nói về vấn đề tự học TOEIC hai kỹ năng Listening & Reading, chính là chứng chỉ TOEIC mà hiện giờ các bạn hay nhắc đến, các kỹ năng Speaking & Writing cô sẽ đề cập sau nha
Tự học ở nhà đối với kỳ thi này cần luyện tập các yếu tố sau:
-          Từ vựng
-          Ngữ pháp
-          Luyện đọc
-          Luyện nghe
-          Luyện đề

3.       HỌC NHƯ THẾ NÀO? 

Bây giờ chúng ta phân tích cách luyện tập ở nhà cho từng phần nhé

3.1. Từ vựng: Có nhiều cách học từ vựng như sau

-          Học từ bằng giáo trình luyện từ như Barron 600 essential words for the TOEIC
-          Học bằng Flashcard: Khá gọn nhẹ và được nhiều bạn viên yêu thích
-          Hoặc đơn thuần là làm bài tập nhiều, gặp từ nào tra từ đấy, và nghiên cứu thêm các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, gia đình từ của từ đấy nữa 
Các em lưu ý, học từ là phải học luôn cách phát âm, và HỌC THEO CỤM nhé. Cách nào cũng tốt cả, chỉ cần các em kiên trì thôi. Chỉ có 600 từ, đâu phải từ nào mình cũng chưa biết, đúng không nè ;)
 
3.2. Học ngữ pháp 

Cô không thích học công thức một cách khô cứng và chán ngắt, cô prefer học bằng ví dụ, đi từ thực tế vào hơn. Lấy ví dụ nhé: Khi em muốn khen người khác làm việc gì đó tốt, em dùng cụm “Well done” đúng không?
Vậy chúng ta rút ra được gì nhỉ? Well + V3/ed.
Vậy chúng ta cũng có Well prepared, Well organized nữa nhé!
Từ  câu “You make me crazy” vậy cô rút ra được make + O + adj, từ đó cô cũng có you make me happy <3
Thì cũng thế,  câu điều kiện, dạng bị động nữa, cứ học cái đơn giản nhất và tiến hành lùi/tiến thì em nha.
Nói tóm lại, đừng bao giờ chỉ học công thức ngữ pháp, phải cho đi kèm với ví dụ, chọn ví dụ dễ nhớ. Vậy mình sẽ nhớ điểm ngữ pháp đó lâu hơn ^^
 
3.3. Luyện nghe

Không giống như đọc, nghe là kỹ năng cần  thời gian để tăng điểm, không thể một sớm một chiều. Các em phải kiên trì đấy! Tuyệt vời nhất là nghe chép chính tả. Luyện nghe cũng có nhiều dạng: Listening for fun và Listening for understanding 
-          Listen for fun: Thực ra không hẳn là fun. Nếu không có thời gian, em có thể bật file nghe và làm việc nhà, không nhất thiết nghe hiểu. Mục đích của loại nghe này là để làm quen với việc nghe tiếng Anh, cách phát âm,  ngữ điệu của người đọc.
-          Listening for understanding: Nghe hiểu, có nhiều hình thức luyện tập như chép chính tả, nghe và  chọn đáp án ABCD, nghe điền vào chỗ trống… Tùy các em chọn.
 
3.4. Luyện đọc

Có ngữ pháp và từ vựng tốt rồi, nhưng em cũng phải luyện đọc nhanh nữa nhé ;). Vì bài thi của chúng ta giới hạn thời gian mà. Rất nhiều em nản khi làm tới Part  VII của đề thi Reading. Phần này không khó, chỉ là dài mà thôi.  Phải luyện tập em nhé, không được trốn tránh :P.

Có nhiều cách để làm bài phần này: Đọc hiểu hết và bắt keywords. Đối với những bạn kỳ vọng điểm cao và cầu toàn,  cô hy vọng các em cố gắng dùng năng lực hiểu hết bài nhé. Những bạn nào kỳ vọng mức điểm thấp hơn thì có thể tham khảo biện pháp bắt keywords. Cách nào nên dùng là sự lựa chọn của các em, nhưng again, vẫn phải luyện tập.
Thi TOEIC không chì là thi về kiến thức, mà còn là thi về thể lực và chiến thuật làm bài.
 
3.5. Luyện đề 

Học là một chuyện, vào thi lại sẽ phát sinh ra những vấn đề khác. Khi học chúng ta biết rõ mình đang làm bài phần thì, phần bị động, liên từ. Nhưng vào thi đâu ai thông báo cho các em câu này thuộc điểm ngữ pháp nào có đúng không? Nên phải luyện đề để chuẩn bị cho những điểm nhỏ lẻ và trộn lẫn nhé!
Một số giáo trình luyện thi cô đề xuất là Longman, Big Step, hoặc Ecomomy <3
 
4.       HỌC BAO  LÂU? 

Mỗi ngày em nên dành ít nhất 20 phút cho mỗi nội dung trên nha Tùy theo khác biệt của từng bạn mà điều chỉnh cho thích hợp nhé Đặc biệt là kỹ năng nghe, vì kỹ năng này khó tăng nhất.
 
Cô nghĩ rằng đã không làm thì thôi, một khi đã làm thì hãy cố gắng hết sức để xem năng lực thực sự của mình ở đâu, và không lãng phí thời  gian tiền bạc. Nếu các bạn học một cách nghiêm túc và có phương pháp hiệu quả, cô tin rằng kết quả sẽ không làm bạn thất vọng.

Fighting <3
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét