Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

HỌC PHÁT ÂM CHO NGƯỜI BẮT ĐẦU LUYỆN THI TOEIC (PHẦN 2)

Bài viết trước đã phân tích sự cần thiết, giải thích các nguyên nhân tại sao bạn cần phải học phát âm bài bản trước khi luyện nghe TOEIC, cũng như cũng cấp một số tài liệu giúp các bạn luyện phát âm tiếng Anh tại nhà. Trong bài viết tiếp theo này, mình muốn chia sẻ với các bạn  luyện thi TOEIC một số phương pháp luyện phát âm hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu.

1. Bắt đầu với bộ video American pronunciation workshop
Sau khi tìm kiếm đầy đủ các tài liệu nêu trên, các bạn cài đặt các phần mềm và in ra để việc học được dễ dàng hơn. Việc đầu tiên của các bạn là dành 2, 3 ngày để nghe bộ video American Pronunciation Workshop một cách tự do nhé. Trong cách tiếp cận này, yêu cầu các bạn không tập trung để nghe hiểu gì cả, chỉ để cho video huyên thuyên phát cho các bạn tiện theo dõi, giúp bạn quen dần giọng của chuyên gia thôi. Đây là một hình thức tắm ngôn ngữ mà các chuyên gia nghiên cứu khuyên dùng.
Sau khi thực hiện việc tắm ngôn ngữ trên chúng ta sẽ bắt đầu nghe một cách tập trung để luyện tập phát âm theo bộ video này. Bộ video có tổng cộng 15 phần với độ ngắn dài khác nhau khoảng từ 10 đến hơn 20 phút, và đề nghị chúng ta sẽ phải học tập trung 2 ngày một phần. Vấn đề không phải là nghe ngắn như vậy và xong, chúng ta phải dừng các video để luyện tập với các từ được đưa ra theo sự hướng dẫn của chuyên gia Paul S. Gruber. Ví dụ như 2 ngày đầu tiên học cách phát âm của R và W, các ngày sau lần lượt như vậy. Phương pháp này rất có hiệu quả bởi nếu bạn đã xem qua bộ Pronunciation In Use của Cambridge, bạn có thể thấy sách này chủ yếu chỉ luyện bằng hình ảnh và giải thích trong sách nên không có hướng dẫn một cách trực quan được. Với lại, tài liệu này luyện giọng theo chuẩn Anh chứ không phải chuẩn Mỹ, không quá phù hợp với việc luyện thi TOEIC. Khi luyện tập các bạn nhớ đặt gương trước mặt để copy một cách chuẩn xác những gì trong video hướng dẫn. Các bạn cũng phải ghi âm lại những từ được phát âm của mình để đối chiếu với các phát âm của Paul S. Gruber. Thông thường theo kinh nghiệm, trong 2 ngày này bạn nên luyện tập thường xuyên và xem đi xem lại 1 video này ít nhất là 10 lần. Với sự tập trung của bạn, tin chắc trong 1 tháng cách phát âm của bạn đối với những từ đơn sẽ có sự tiến bộ rõ rệt.
2. Kết hợp song song với Learn English via Listening level 1 và Dialogues for beginer
Đặc trưng của bộ American Workshop là việc phát âm rõ, chậm từng từ một theo đúng quy cách và để luyện tập phát âm nhấn âm trong từng từ các bạn tra từ điển Oxford nhé, trong đó có cả phát âm rõ ràng được thu âm. Song song với tài liệu ở trên, mình đề nghị chúng ta sẽ tập đọc to, rõ các đoạn ngắn từ Learn English via Listening level 1 và Dialogues for beginer, mỗi đoạn này rất ngắn, mỗi ngày yêu cầu các bạn chỉ đọc 1 bài (1 bài trong Level và và 1 bài DFB). Chúng ta cố gắng nghe các chỗ lên xuống của từng câu để đánh dấu bằng bút chì, tập theo sự mạnh nhẹ của audio mẫu và nhớ rằng vẫn ghi âm lại khi thấy đã hơi hơi giống bài mẫu nhé! (điều này hết sức quan trọng vì sẽ theo dõi sự tiến bộ của chúng ta sau này). Chỉ cần các bạn tập trung, 1 ngày bỏ ra 3 tiếng ( 3 tiếng không liên tục đấy nhá, khoảng 1 tiếng rồi nghỉ ngơi, đi dạo thư thỏa rồi hãy luyện tiếp khi có thời gian) thì trong 1 tháng chúng ta sẽ có thể nghe hết 15 video trong bộ APW, 30 bài trong LEVL và 30 bài trong DFB. Đối với những bạn có công việc không thư thỏa thời gian cho lắm thì đề nghị 3 ngày 1 video APW, 2 ngày 1 bài LEVL và 1 bài DFB. Luyện đến đây có thể đảm bảo với các bạn rằng, có bạn đã có một vốn cơ bản về phát âm rồi đấy.
Luyện tập tiếp theo với VOA
Sau  1 tháng luyện với bộ 3 tài liệu nói trên, chúng ta sẽ chuyển sang luyện với VOA, sau khi copy ra file word và download audio. Các bạn nên chọn những đoạn ngắn về các chủ đề quen thuộc với mình, nghe và tập đọc theo giống phát thanh viên, kiểu lên xuống, nhấn nhá ấy. Những từ khó đọc các bạn tra từ điển OALD. Tiến độ đưa ra là 2 ngày 1 bài và học các từ vựng trong đoạn đó nhé! Điều quan trọng muốn các bạn chú ý nữa là, trong tháng thứ 2 này, các bạn vẫn phải thường xuyên xem lại các Video của APW, sẽ có nhiều lỗi sai mà chúng ta phải xem thường xuyên mới cải thiện được.
Luyện tập bằng các nguồn tài liệu khác
Thêm nữa, các bạn nên chú ý rằng các bạn học tiếng Anh với những thứ mình thích thì hiệu quả hơn hẳn. Với các tài liệu mà mình giới thiệu ở trên các bạn có thể xem những bộ phim bằng tiếng Anh cho vui, nghe từ nhiều nguồn khác như BBC, CNN student News (một chương trình có transcripts chuẩn giọng Mỹ), nghe nhạc tiếng Anh,…Được như vậy không những phát âm của bạn ngày càng tiến bộ mà khả năng nghe tiếng Anh của bạn sẽ đạt đến trình độ đáng kể.


HỌC PHÁT ÂM CHO NGƯỜI BẮT ĐẦU LUYỆN THI TOEIC (PHẦN 1)


Phát âm là một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong việc học tiếng Anh của tất cả chúng ta, đặc biệt là luyện nghe TOEIC. Nếu bạn đã tìm hiểu đề thi TOEIC, hẳn bạn sẽ biết trong đề thi nghe TOEIC, 60% giọng đọc là Anh Mỹ, 40% còn lại là các giọng đến từ Anh Anh, Canada, Úc, New Zealand. Nhiều bạn chia sẻ rằng nhiều lúc những từ đơn giản các bạn nói mà người nước ngoài cũng không hiểu được hay tại sao không thể nghe được các đoạn hội thoại trong các giáo trình để rồi khi xem audioscript thì các từ vựng đều bình thường và bạn đều có khả năng hiểu hết…Câu trả lời ở đây chính là kỹ năng phát âm của chúng ta chưa được đào tạo bài bản và luyện tập đúng cách. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cách học phát âm đặc biệt dành cho các bạn bắt đầu tiếng Anh nói chung, học luyện thi TOEIC nói riêng.

Bí kíp học phát âm cho người bắt đầu luyện thi TOEIC (Phần 1)
1. Tại sao cần luyện phát âm bài bản?
Đặc trưng có việc học ngoại ngữ chính là việc bắt chước điều này đồng nghĩa rằng chúng ta phải học cách copy cách mà người bản xứ nghe, cách mà người bản xứ nói chuyện,… Với sự khác biệt trong phát âm của nhiều kí tự và các âm không xuất hiện trong ngôn ngữ Tiếng Việt như θ, ð, … thì chỉ có cách tìm hiểu và luyện tập một cách thường xuyên và bài bản chúng ta mới có thể nghe là bắt chước được đúng cách mà người bản xứ thực hiện việc phát âm của mình. Khi trò chuyện hay thuyết trình bằng tiếng Anh, người có giọng phát âm tốt sẽ cho thấy sự chuyên nghiệp của mình, thu hút người khác và làm mọi người nhìn mình với một ánh mắt khác. Và điều cuối cùng là mục đích của việc học ngôn ngữ không chỉ đề lấy chứng chỉ nọ, chứng chỉ kia mà là phải dùng được ngôn ngữ đó, chỉ khi phát âm tốt chúng ta mới có thể nghe nói thành thạo và tự tin giao tiếp với người bản xứ.
2. Luyện phát âm có khó không?
Câu trả lời là không khó, điều chúng ta cần chính là sự kiên nhẫn đầu tư vào quá trình luyện tập của mình. Các bạn sẽ cảm thấy việc nói gần đạt với người bản ngữ là điều không quá khó khăn đối với tất cả chúng ta. Rất nhiều kinh nghiệm được các bạn tìm thấy trên các diễn đàn, các trang chia sẻ trên internet, nhưng mọi thứ chỉ rất chung chung, 
3. Tài liệu cần thiết
Từ điển Anh-Anh: có rất nhiều từ điển rất hữu ích, nhưng trong note này mình đề nghị dùng Oxford Advanced Learner Dictionary bản 8th edition (OALD) cả bản cứng và phần mềm. Chắc chắn rất nhiều bạn học Tiếng Anh sẽ am hiểu về giá trị của bản từ điển này.
American pronunciation workshop (APW): đây là một tài liệu vô cùng bổ ích với một file pdf và 15 videos hướng dẫn cách phát âm với các nguyên âm và phụ âm một cách đầy đủ. Phương pháp học mình sẽ đề cập trong phần tiếp theo của note.
Learn English via Listening level 1 (LEVL1): đây là tập hợp các đoạn độc thoại ngắn với giọng phát âm chuẩn Mỹ, chậm, từ vựng đơn giản phù hợp cho các bạn mới bắt đầu luyện phát âm.
Dialogues for beginer (DFB): Đây là tập hợp các đoạn hội thoại ngắn, đơn giản, để các bạn làm quen với luyện tập đối đáp. Tài liệu này hỗ trợ cho việc luyến láy khi thức hiện giao tiếp trong các tình huống hàng ngày.
VOA Special English (VSE): Đây là một chương trình radio tiếng anh phục vụ cho rất nhiều người học trên toàn thế giới. Các bạn có thể vào trang web chính thức để download các đoạn video và copy đoạn text ra file word để tiện theo dõi và đánh giá tiến độ luyện tập của mình.
Phần mềm ghi âm Audacity: đây là phần mềm ghi âm để kiểm tra kết quả luyện tập phát âm của chúng ta. Để cho thấy khả năng tìm tòi và kiên nhẫn luyện tập của các bạn mình sẽ không hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm này (các bạn tự tìm trên mạng nhé! Cũng rất đơn giản thôi.
Một gương phẳng đủ rộng để theo dõi được cách chuyển động của miệng, môi, lưỡi của các bạn trong quá trình luyện tập.


BÍ KÍP NÂNG CAO ĐIỂM THI NGHE TOEIC


Bài viết này sẽ chia sẻ các mẹo giúp bạn nâng cao điểm thi nghe TOEIC quốc tế.
Tâm lý vững vàng: đề nghe TOEIC rất dài và các âm thanh được phát ra liên tục, bạn không thể nào dừng lại để nghỉ ngơi. Có những câu bạn sẽ không nghe được nhưng đừng hoảng loạn vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến các phần sau. Nếu lỡ mà đang phân vân giữa hai đáp án thì hãy chọn thật nhanh vì sự phân vân của bạn có thể đánh đổi bằng 2 câu khác. Nếu bạn hoàn toàn không nghe được, vẫn cứ chọn đáp án và chuyển qua phần khác, tập trung vào phần tiếp theo chứ đừng tiếc phần đã qua.


Có tâm thế đúng đắn khi nghe : hãy luôn quan niệm trong đầu là mình phải luôn nghe ở thế chủ động.
Hãy tưởng tượng bạn đang cố gắng nhại theo người nói trong máy cho thật giống, càng giống càng tốt (tương tự như cách học phát âm ở phần Pronunciation Workshop). Điều này sẽ giúp bạn tránh được sự lơ đễnh và có được sự tập trung nhất định khi nghe.
Nghe theo keyword: chỉ nghe những từ quan trọng nhất và phán đoán.
Đừng chỉ tập trung nghe và tìm đáp án đúng. Ở đây bạn sẽ đánh giá ngay đáp án đó là đúng hay sai để loại ngay lập tức. Ví dụ đáp án A phát ra, bạn nghe thấy không phù hợp và hãy nói thầm trong đầu “loại”. Cứ tiếp tục như vậy, B “đúng”, C ”loại”, D “loại”… với cách này bạn sẽ có một đáp án chắc chắn và an tâm hơn nhiều so với việc bạn chỉ nghe và tìm câu đúng.
Có chiến lược và mẹo làm bài ở mỗi phần hợp lý: 
Giữ gìn sự tỉnh táo vào ngày thi: Đề nghe TOEIC rất dài và cần phải giữ sự tập trung cao độ vì chỉ cần chểnh mảng một chút là các bạn có thể bị mất ngay 2,3 câu. Vì vậy, các bạn nên cố gắng giữ sức khỏe cho tốt và tránh luyện quá nhiều đề những ngày gần thi. Thay vào đó hãy luyện trước đó một cách đều đặn, đừng để dồn đến gần cuối vì lúc đó bạn sẽ bị hoảng loạn và mệt mỏi, kém minh mẫn. Vào ngày thi, đừng ăn nhiều vì sẽ gây nặng bụng và buồn ngủ. Ngoài ra, một mẹo nhỏ nhưng vô cùng hiệu quả là trước giờ thi  bạn hãy uống nước tăng Bạn chỉ cần uống vào là cảm giác mệt mỏi biến ngay, tinh thần sẽ trở nên tập trung hơn nhiều.
Nếu bạn sắp tham gia bài thi TOEIC, hãy thực hiện các mẹo bên trên nhé. Tin chắc là sẽ rất hiệu quả nhé. Chúc các bạn thành công!


BÍ KÍP KHẮC PHỤC ĐIỂM YẾU KHI LUYỆN NGHE TOEIC

Trong bài viết này ,mình sẽ chia sẻ với các bạn luyện thi TOEIC một số nguyên nhân cũng như bí kíp giúp bạn khắc phục các nhược điểm khi luyệnnghe TOEIC.


1. Thiếu từ vựng:
Từ vựng là nền tảng của việc học tiếng Anh, đặc biệt là đối với bốn kỹ năng tiếng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Chúng ta thường nghe tục ngữ rằng “lời nói gió bay”, trong khi đó, TOEIC lại “bay” rất nhanh, phần đọc có thể đoán mò chứ phần nghe rất khó đoán nếu chúng ta có vốn từ vựng hạn chế.  Một vốn từ vựng chắc sẽ giúp các bạn an tâm và làm bài chính xác, hiệu quả hơn. Vậy thì làm sao để tăng vốn từ? Và học từ vựng ở tài liệu nào?
Một cuốn sách gối đầu giường của mọi thế hệ đi thi TOEIC chính là cuốn sách “600 essential words for the TOEIC”. Giống như tên của nó – “600 từ thiết yếu” – bạn phải có ít nhất 600 từ trong sách để có thể đi thi. Sách chia làm 50 chủ đề và mỗi chủ đề sẽ có 12 từ. Điểm được đánh giá rất cao ở cuốn này là bài tập phong phú, các bài tập đều bám sát chủ đề và các từ cần học. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng lại các từ đã học trong những bài sau để giúp chúng ta vừa ôn từ vừa học từ trong ngữ cảnh mới, giúp ghi nhớ sâu sắc hơn. Một điểm các bạn cần lưu ý là mặc dù tác giả ghi 600 từ nhưng thật ra còn phần word family cũng rất quan trọng . Vì vậy vốn từ thật sự các bạn thu được từ cuốn sách này cũng không dưới 1000 từ.
Sau khi học cuốn 600 từ, nếu muốn nâng cao thêm các bạn có thể đọc sách “Hackers TOEIC Reading”. Đây là một trong những giáo trình mới nhất và hay nhất hiện nay về TOEIC. Nếu gọi “600 essential words for the TOEIC” là cuốn sách kinh điển thì “Hackers TOEIC Reading” xứng đáng là cuốn sách từ điển vì độ dày và mức độ bao phủ của nó. Từ vựng trong sách rất phong phú và đa dạng. Điểm đặc biệt là phần cuối sách có liệt kê các từ thường hay xuất hiện trong đề thi thật, và còn đánh dấu những từ nằm ở đáp án. Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý là sách này hoàn toàn bằng tiếng Anh, số lượng từ vựng rất lớn (nhiều mục không có chú thích nghĩa), việc học có thể dễ gây nản nếu học không đúng cấp độ hoặc không có người hướng dẫn.
2. Yếu phát âm:
Nếu bạn phát âm sai, làm sao bạn có thể nghe đúng được? Do cách học ở phổ thông chú trọng vào ngữ pháp và từ vựng nên chúng ta ít được học phát âm. Một từ nếu nằm trên giấy thì bạn có thể hiểu nghĩa nhưng nếu chúng ta nghe thì có thể sẽ không biết đó là từ gì.
Một điểm cần lưu ý với các bạn là ngoài việc học phát âm (tức cách cử động các vị trí như miệng, lưỡi,… để tạo âm) thì chúng ta nên học phiên âm quốc tế. Khác với Tiếng Việt, tiếng Anh không thể đánh vần thành âm được, mỗi từ lại có cách phát âm khác nhau và không theo qui luật, ví dụ như “gear” đọc là “/ɡɪə/” (tương tự chữ “ghia” tiếng Việt) và “bear” đọc là “/beə(r)/” (tương tự chữ “be” trong tiếng Việt). Do đó, chúng ta nên học phiên âm quốc tế để có thể nhìn vào từ điển và biết cách phát âm chính xác nhất. Ngoài ra, khi học phát âm, những hiện tượng như luyến âm, biến âm, đồng hóa, giản lược cũng nên chú ý vì phần Listening cũng có những hiện tượng này, nếu không quen có thể không nghe được mặc dù các từ đơn lẻ chúng ta đều biết.
Bạn có thể tham khảo giáo trình Pronunciation Workshop . Đây là tập hợp video dạy phát âm, cho nên những âm trong đó sẽ ở dạng cơ bản nhất, thuần túy nhất, nếu chúng ta nắm thật vững được cái cơ bản nhất chúng ta sẽ dễ dàng tiến xa. Mỗi video bạn có thể xem đi xem lại 2, 3 lần. Thêm nữa, trước kì thi bạn cũng mở ra xem và tập nói theo (mặc dù đã học và biết cách phát âm trước đó rồi). Tập như vậy sẽ giúp các bạn phát âm tốt hơn nhưng quan trọng hơn là phát triển khả năng nghe một cách chủ động.
3. Không theo kịp tốc độ của người nói:
Sau khi đã xây dựng được vốn từ, đã học cách làm rõ các âm nghe được, có thể bạn vẫn không nghe được vì bạn nghe không đúng cách.
Như đã nói ở trên, khi nghe nếu bạn cố gắng nghe từng từ chẳng bao lâu bạn sẽ bị mệt vì quá tải, cho nên phương pháp tốt nhất vẫn là nghe theo key word (từ khóa), những từ quan trọng nhất trong câu. Trong khi nói, người nước ngoài sẽ có những chỗ lên giọng, những chỗ nói to hơn hoặc kéo dài hơn, đó chính là những từ họ cần nhấn mạnh. Vì vậy, key word có thể nghe dựa vào ngữ điệu và nhấn nhá của họ. Từ những key word đó, chúng ta sẽ đoán được nội dung của câu. Ngoài ra, mặc dù nghe key word nhưng nếu nghe quen, sau này bạn sẽ có thể nghe rõ tất cả từ còn lại dựa vào key word. Phương pháp nghe key word sẽ giúp bạn giảm tải được khối lượng cần phải nghe, giúp não luôn chủ động xử lý, tránh bị mệt mỏi mà vẫn nắm được ý nghĩa của bài listening.
Để luyện tập phương pháp key word, các bạn có thể tìm nguồn phát âm nhanh hơn một chút so với đề thi thật để tránh bị bỡ ngỡ. Đối với phần này, bạn nên xem phim sit-com là cách tốt nhất vì độ dài vừa phải, nội dung hài hước đỡ nhàm chán và không lo… hết phim. Bạn có thể xem 2 series phim khá nổi tiếng sau:
Friends: phim này thì hầu hết các bạn chắc cũng đã có biết đến. Series gồm 10 seasons, xoay quanh những vấn đề cuộc sống như tình yêu, hôn nhân, công việc,… giữa 6 người bạn thân. Các nhân vật đều có cá tính riêng, câu thoại hài hước sẽ giúp các bạn tập nghe không bị nhàm chán.
How I met your mother: đây sẽ là sự lựa chọn thay thế hợp lý cho Friends. Series  nói về hành trình tìm kiếm người bạn đời của một chàng trai, bên cạnh anh là những người bạn vui vẻ và tốt bụng. Tương tự như Friends, phim cũng có những tình huống hài hước, vui nhộn, các nhân vật đều sống động và độc đáo. Nội dung phim nhẹ nhàng, ý nhị có lẽ sẽ hợp khẩu vị với các bạn hơn.
Trên đây là một số nguyên nhân khiến các bạn luyện ngheTOEIC chưa được hiệu quả. Các bạn hãy tự phân tích xem mình thiếu yếu tố nào trong 3 yếu tố trên để có biện pháp phù hợp nhé. Việc luyện nghe như vậy sẽ giúp các bạn nâng cao khả năng nghe thuần túy, tuy nhiên nếu có phương pháp và chiến thuật làm bài hợp lý, điểm TOEIC của bạn sẽ còn cao hơn nhiều. 

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

5 Kinh nghiệm học tiếng anh dành cho người bận rộn


Bạn là người bận rộn? Bạn không có thời gian cho các trung tâm dạy tiếng anh? Thế nhưng bạn có một chiếc máy tính kết nối với cả thế giới!. Vậy là bạn đã có trong tay một trợ thủ đắc lực để nâng cao trình độ anh ngữ của mình. Nhưng liệu bạn đã biết cách Học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả khi mà những thông tin trên mạng Internet hầu hết còn chưa được kiểm chứng? Liệu bạn đã biết tìm kiếm và chọn lọc những tài liệu phù hợp nhất với mình? Nếu bạn đã sẵn sàng để học tiếng Anh online trên rất nhiều trang web hoc tieng anh online tốt nhất, thì bạn nên tham khảo một số lời khuyên sau đây:
Thứ nhất, xác định mục tiêu


Điều đầu tiên mà bạn cần làm khi nghĩ tới việc học tiếng Anh là xác định mình học để làm gì? Có hàng ngàn trang web, thông tin, tài liệu nhưng không phải cái nào cũng giúp ích cho bạn. Nếu không xác định mình phải học cái gì bạn sẽ bị ngợp trong hàng tá những lời mời chào bóng bẩy nhưng lại khiến bạn lạc hướng. Đa phần người học tiếng Anh hướng tới những mục đích như: TiengAnh giao tiep, học tiếng Anh cho người đi làm – tiếng Anh giao tiếp công việc hoặc luyện thi các kì thi quốc tế.





Hoc tieng anh giao tiep hàng ngày thế nào khi bạn bận rộn?


Giả dụ, bạn muốn học để thi, hãy thử làm các bài test trên các trang web chuyên về Test, luyện thi TOEIC, TOEFL, IELTS…và chuyên tâm vào làm bài tập đều đặn mỗi ngày. Có vô vàn các trang web luyen thi toeic online, Luyện nghe TOEIC, cả các trang thi thử TOEIC online cho bạn luyện tập. Học để giao tiep tieng anh thì đơn giản hơn nữa, hãy tìm các đoạn phim có phụ đề tiếng Anh ( tất nhiên là phim US/UK), hoặc đơn giản là các bài hội thoại, phỏng vấn không nhất thiết phải là 1 bài học nào đó…bằng cách này bạn không chỉ nhớ từ vựng nhanh chóng mà còn biết thêm về từ lóng, cách phát âm chuẩn xác và kiến thức xã hội…
Thứ 2, bắt đầu từ điểm yếu nhất

Đừng lo lắng hay tự gò ép bản thân vào những chương trình, khóa học nặng nề trên mạng, hãy để việc học của bạn diễn ra tự nhiên. Tự học tiếng Anh giao tiếp không quá gò ép nhưng cần có quy trình khoa học. Hãy đề ra chiến lược khắc phục từ điểm yếu nhất của bạn. Việc học tiếng Anh vì thế sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Ví dụ: tôi nghe tiếng Anh rất dở, vậy thì hằng ngày tôi sẽ nghe những bài hội thoại, bài nói, phim ngắn, bài hát tiếng Anh…Nếu tôi không thể ghi nhớ ngữ pháp, tôi sẽ tìm tới các ví dụ ngữ pháp hay thành ngữ tiếng Anh… Bên cạnh đó, luyện cách phát âm chuẩn tiếng Anh cũng vô cùng cần thiết nếu bạn muốn cải thiện trình độ nói cũng như nghe tiếng Anh. Từ đó, dần dần bạn trau dồi và mở rộng phạm vi học của mình mà không bị nao núng, phân tâm bởi các chương trình, trang web vốn rất đa dạng nhưng cũng rất lộn xộn.
Thứ 3, duy trì thói quen

Hầu hết các bạn bắt đầu học anh văn giao tiếp cơ bản ở nhà vì không có điều kiện để tham gia các trung tâm hay Câu lạc bộ tiếng Anh. Do đó, bạn phải xác định, bạn vừa là thầy, vừa là bạn học của chính mình. Lúc này là lúc đề cao tính kiên trì và tinh thần tự học của bạn. Tuy nhiên, điều thuận lợi khi tu hoc anh van giao tiep là ở chỗ bạn hoàn toàn thoải mái lựa chọn cho mình thời gian học, cách học và nguồn tư liệu. Quan trọng là bạn phải duy trì thói quen tự học của mình. 

Thứ 4, những video sẽ giúp ích nhiều hơn cho bạn

Tôi thường tìm tới các video hướng dẫn học tiếng Anh online vì hiệu quả hơn các hình thức khác. Rõ ràng, chúng đáp ứng được 2 phần quan trọng nhất là nghe – nhìn và sau đó có thể là cách phát âm, từ vựng, ngữ pháp…Tùy theo điều kiện bạn có thể theo một khóa học trên mạng. Còn nếu không thì cũng có rất nhiều video chia sẻ miễn phí. Quan trọng là bạn nên chọn lọc những chuỗi video dễ hiểu, gây hứng thú để có thể theo dõi hàng ngày.

Thứ 5, đừng quên thực hành

Bạn đang tự học tiếng Anh online, bạn sẽ nói với tôi “Thật khó để giao tiếp thực tế”. Điều đó cũng đơn giản nếu bạn chịu khó chat yahoo, facebook, chat webcam với những người bạn Anh/Mỹ. Nếu bạn lo lắng về một số mặt tiêu cực từ hình thức này thì bạn có thể tự thực hành, tự nói chuyện trước gương. Làm cách nào cũng được nhưng nhất thiết bạn phải thực hành giao tiếp. Đây là bước check lại toàn bộ những gì bạn đã học được, giống như công việc “Tự làm tự kiểm”. Phương pháp này cũng hoàn toàn áp dụng với các bạn hoc tieng anh cap toc.

Hãy ghi nhớ, việc học tiếng Anh online, hay bắt đầu từ hoc tieng anh giao tiep co ban có hiệu quả hay không tùy thuộc rất nhiều vào bạn. Bạn đồng thời là biên kịch, đạo diễn, diễn viên…cho một bộ phim, một dự án . Bạn buộc phải suy nghĩ, lựa chọn, và tự đốc thúc bản thân hoàn thành công việc. Mạng xã hội là ảo, nhưng việc học là thật, chớ nên lãng phí thời gian vô ích để cưỡi ngựa xem hoa, càng không nên gò ép việc học của mình. Tiếp cận và chinh phục một ngoại ngữ cần thời gian và sự kiên trì, chúc bạn nhiều niềm vui và gặt hái nhiều thành công trong việc học tiếng Anh giao tiếp!

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

Tự học tiếng Anh giao tiếp với 3 nguyên tắc đơn giản


Bạn có biết rằng nếu chỉ dựa vào những bài học trên trường là không đủ, bạn cần có khả năng tự học tiếng Anh giao tiếp để nâng cao trình độ của mình? Trình độ tiếng Anh vượt trội hơn những người khác sẽ là chìa khóa quan trọng giúp bạn thành công trong sự nghiệp.
Không giống như học tiếng Anh trong nhà trường, cách tự học tieng anh giao tiep co ban không chỉ gói gọn trong việc nghe – đọc những gì giáo viên truyền tải, mà cần nhiều phương pháp hơn thế. Vậy cách học giao tiep tieng anh thế nào để thật sự hiệu quả?
Hôm nay mình xin chia sẻ các nguyên tắc cơ bản để bạn tự học tiếng Anh giao tiếp và cách học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả mà không gây nhàm chán nhé !
Kinh nghiệmtu hoc anh van giao tiep
Nguyên tắc để tự học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả mỗi ngày :
Nguyên tắc 1 : Cách học tiếng Anh giao tiếp bằng cách luyện phát âm.
Một trong những lý do chính khiến bạn ngại giao tiếp bằng tiếng Anh chính là do phát âm không chuẩn. Học phát âm là một phần rất quan trọng, nếu không muốn là quan trọng nhất trong quá trình tu hoc anh van giao tiep, vì nếu bạn nói không chuẩn người nghe sẽ không thể lĩnh hội được những gì bạn muốn truyền đạt.
Giao tiếp quan trọng như vậy, nhưng muốn tìm ra cách học tiếng Anh giao tiếp đạt hiệu quả cao thật không đơn giản. Theo kinh nghiệm của mình, các bạn cần nắm vững cách phát âm từng từ một thông qua Hệ thông phiên âm quốc tế (International Phonetic Symbols – IPS) hoặc bằng cách đọc phiên âm trong những những quyển từ điển của Nhà Xuất Bản Oxford. Hoặc đơn giản nhất là bạn có thể dùng tính năng nghe của Google Translate để biết được cách phát âm của từ này.
Nguyên tắc 2 : Cách học tiếng Anh giao tiếp qua văn bản.
Một điều bạn cần chú ý khi học tiếng Anh giao tiếp qua văn bản là bạn nên học toàn bộ một cấu trúc câu, chứ không nên học từng từ một. Ví dụ bạn nên ghi nhớ toàn bộ một câu như :
There is a boy, his name is Jack. Jack goes to the store. He buys a bottle of water. He pays two dollars for the water.
Đấy là một cậu bé, tên cậu ấy là Jack, Jack đến cửa hàng, cậu mua một chai nước . Cậu trả 2 dollars cho chai nước này.
Khi bạn học toàn bộ cấu trúc câu này, sẽ có rất nhiều thông tin được tự động ghi nhớ vào đầu bạn. Bạn sẽ nhớ được rằng Jack là ai, cậu ấy làm gì, cậu tiêu bao nhiêu tiền để mua cái gì.
Khi đã nhớ kĩ toàn bộ câu đó, bạn có thể chuyển đổi nó thành mọi thì mà bạn muốn. Ví dụ :
There was a boy named Jack. Yesterday, he went to the store. He bought a bottle of water. He paid two dollars for the water.
Đấy là một cậu bé tên là Jack. Hôm qua cậu đến cửa hàng, cậu đã mua một chai nước, cậu đã trả 2 dollars cho chai nước này.
Thật đơn giản phải không?
There will be a boy. His name will be Jack. He’s going to go to the store and he’ll buy a bottle of water. He’s going to pay two dollars for the water.
Sẽ có một cậu bé. Cậu bé đấy sẽ là Jack. Cậu dự định đến của hàng và cậu sẽ mua một chai nước. Cậu sẽ trả 2 dollars cho chai nước này.
Bằng cách học thuộc một câu, thay đổi các đại từ/ động từ/ tính từ trong câu hay đặt nó vào các thì khác nhau, bạn sẽ thấy rằng bạn không chỉ nhớ được một câu mà còn nhớ được vô vàn biến thể của nó cũng như các dạng văn phạm có thể gặp.
Cách học tiếng Anh giao tiếp này đã được chứng minh là hiệu quả.
Nguyên tắc 3 : Cách học tiếng Anh giao tiếp qua hội thoại.
Khi bạn đã nắm vững cách phát âm tiếng Anh, bạn cũng đã tích lũy được một lượng từ vựng kha khá, bạn còn ngại gì mà không nâng cao trình độ tiếng Anh của mình bằng cách trò chuyện với bạn bè hay giáo viên nước ngoài? Bằng việc trò chuyện thật nhiều, bạn sẽ dần dần nâng cao sự tự tin của mình trong việc sử dụng tiếng Anh, ngoài ra bạn bè cũng sẽ sửa chữa cho bạn những phần bạn nói chưa thật đúng. Nếu bạn sử dụng tiếng Anh giao tiếp một cách thường xuyên, dần dần bạn sẽ thấy tiếng Anh như thấm vào người và trở thành ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn. Đấy là cách học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả nhất.
Cách tự học tiếng Anh giao tiếp qua hội thoại
Để tự học tiếng Anh giao tiếp thuần thục thật không có gì khó khăn miễn là bạn có được sự chăm chỉ và nỗ lực hết mình. Hãy xây dựng cho mình một lộ trình tự học tiếng Anh đều đặn hàng ngày thông qua những cách học tiếng Anh giao tiếp mà mình đã chia sẻ. Đấy chính là cách học tiếng Anh hiệu quả mà mình đã rút ra sau nhiều năm nghiên cứu ngôn ngữ này. Chúc các bạn thành công !



Phân tích cấu trúc trả lời và một số cụm từ quan trọng câu hỏi WHERE


Bằng cách phân tích cấu trúc câu trả lời của dạng câu hỏi Where của bài test TOEIC này, các bạn có thể quen với những dạng đề thi và cách trả lời. Nắm được những cấu trúc này các bạn sẽ tự tin hơn khi gặp dạng câu hỏi này. Sau đây là một số chia sẻ về cấu trúc câu trả lời và một số dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi TOEIC

1. Cấu trúc câu trả lời cơ bản

-          Giới từ (in, on, at….) + place

Ex: where are you going to spend your vacation?
        In Rome

-          Go to + place/ to + place

Ex: where is the Sales Department?
        Go up to the second floor
        To the second floor

-          Cụm trạng từ chỉ nơi chốn

Ex: Where is the Opera House?
        It’s in front of the bus station

-          Câu trả lời không có nơi chốn cụ thể

Ex: Where is the annual budget report?
        Anna took it early this morning

2. Một số cấu trúc về Where-question thường xuyên xuất hiện trong luyện thi TOEIC

2.1. Một số câu hỏi thường gặp

-          Where is the nearest station?
-          Where can I pay for this shirt?
-          Where did you buy that briefcase?
-          Where can we get an ink cartridge for the printer?
-          Where can I find the accounting office?

2.2. Một số từ chỉ nơi chốn thường gặp

-          Across the street
-          Around the corner
-          At the next corner
-          Before the entrance
-          By the file cabinet
-          On the ground/first floor
-          Towards the restroom


Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Chủ động khi học tiếng Anh online



Cần chủ động hơn trong việc học tiếng Anh giao tiếp online, đặc biệt khi hoc tieng anh online mien phi . Sự chủ động và tự tin trong giao tiếp cùng phương pháp học tập phù hợp sẽ giúp bạn đạt được các kỹ năng sử dụng Anh ngữ khi tu hoc anh van giao tiep trong một thời gian ngắn.





Cách hoc tieng anh giao tiep hiệu quả của nhiều bạn hiện nay là các bạn ấy đặt ra cho mình các nguyên tắc và tuân thủ đúng theo những nguyên tắc đó, điều này không những giúp cho bạn ấy mà còn giúp cho nhiều người khác có cách hoc giao tiep tieng anh hiệu quả. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ chút kinh nghiệm giúp các bạn có thể đi sâu vào việc học tiếng anh của mình đó là cách Tự học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả.


Đối tượng học Tieng Anh giao tiep

Tiếng Anh giao tiếp giúp phát triển kỹ năng giao tiep tieng anh trong cuộc sống hàng ngày. Tiếng Anh giao tiếp nhằm phục vụ đối tượng học sinh – sinh viên, chú trọng các kiến thức ngôn ngữ tổng quát như phát âm, ngữ pháp, từ vựng, đồng thời nhấn mạnh kỹ năng tự học và chuẩn bị cho các kỳ thi, đặc biệt là các kỳ thi quốc tế. Bên cạnh đó, không thể thiếu với người đã đi làm là tiếng Anh giao tiếp công việc.



Tiếng Anh cho người đi làm nhằm phục vụ đối tượng cần sử dụng tiếng Anh giao tiếp trong công việc hàng ngày, hoặc đang chuẩn bị đi nước ngoài để du lịch hoặc công tác, nhấn mạnh các tình huống sử dụng thực tế, tạo cho người học sự tự tin và chủ động trong giao tiếp.

Hoc tieng Anh giao tiep hieu qua như thế nào?

Để học tiếng anh giao tiếp hiệu quả, việc đầu tiên khi bat dau hoc tieng anh là phải gạt hết các quyển sách ngữ pháp qua một bên, vì như thực tế đã chứng minh, trường học dạy bạn hàng trăm ( thậm chí nhiều hơn thế) các quy tắc ngữ pháp, và bạn đã ko thể nói chuyện với người bản ngữ nhờ chúng, ngược lại, chúng đã ngốn hết 1 lượng thời gian quý báu của bạn chẳng để làm gì cả ( có chăng là để đạt điểm cao trong các kì thi vô nghĩa của trường học – cái điểm số đó sẽ ko giúp bạn thực hiện được ước mơ thực sự của mình).

Tiếp theo, bạn nên xác định cho mình một mục đích cụ thể cho việc học tiếng Anh giao tiếp, nếu bạn ko có mục đích rõ ràng: hoặc mục đích của bạn ở dưới dạng: “ tôi muốn nói tốt tiếng Anh” thì sẽ ko có thông số nào đo đếm được thành công của bạn, cho bạn biết là mình đang ở đâu và đi như thế nào cho đến đích. Bạn phải lập ra 1 kế hoạch rõ ràng, xác định 1 mục đích rõ ràng và phải nhận thấy lợi ích thực tế của việc học tiếng Anh đưa lại. Bắt đầu từ hoc tieng anh giao tiep co ban đến nâng cao.

Việc tăng cường học ngữ âm – học cách phát âm chuẩn tiếng Anh là rất tốt, vì nếu bạn , các bạn sẽ không thể tự tin nói ở khắp nơi, cũng ko thể nghe được. Hoặc, nếu bạn cố nghe và cố chỉnh sửa, lấy kinh nghiệm qua từng lần nghe nhỏ lẻ thì bạn sẽ mất cực kì nhiều thời gian cho việc này. Có rất nhiều người sau khi có khả năng nói lưu loát rồi, lại phải quay lại từ đầu đế học Phát âm chuẩn tiếng Anh , và việc này làm mất nhiều thời gian và khó khăn hơn nhiều so với việc bạn học nó từ đầu. Việc này cũng giống như bạn học cộng trừ các số có 1 chữ số trước khi học làm toán vây. Đặc biệt khi hoc tieng anh cap toc, bạn phải thực hành nhiều hơn. Tham gia 1 CLB tiếng Anh cũng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kĩ năng phản xạ tiếng Anh.

Bạn phải tắm ngôn ngữ ở 1 thời gian đầu, để não bạn có thời gian làm quen với các âm của tiếng Anh đã, y như là đứa trẻ mới sinh ra cần được nghe nhiều từ những người xung quanh, để sau đó nó có thể học nói rất nhanh. Một thầy giáo người Mỹ đã nói rằng: “Các bạn luôn giỏi tiếng Việt hơn tôi, vì các bạn đã nghe tiếng Việt từ khi còn là đứa bé cho đến tận bây giờ. Bạn nghe rất nhiều lần, rồi bắt chước, rồi phản xạ, cuối cùng bạn nói tiếng Việt rất tốt.Với tiếng Anh cũng vậy, nếu mỗi tuần bạn dành ra 1 giờ đồng hồ để nghe tiếng Anh, thì bạn sẽ cần nhiều, nhiều, nhiều năm để có thể nói được tiếng Anh, thậm chí là không nói đươc. Nhưng, nếu bạn nghe tiếng Anh 5 giờ mỗi ngày thì mọi chuyện lại hoàn toàn khác, bạn sẽ có thể nói được tiếng Anh rất tốt trong 1 khoảng thời gian tương đối”. 

Học tiếng anh giao tiếp trực tuyến cần sự chủ động của người học

Nếu quá khó khăn trong việc học tiếng anh giao tiếp, bạn có thể đăng ký học tại 1 trung tâm trực tuyến, nên lựa chọn việc học với lớp ít người sẽ giúp bạn giao tiếp nhiều hơn, khi bạn được truyền thụ các kinh nghiệm giao tiếp bằng tiếng anh của chính những giáo viên bản ngữ, qua đó giúp việc học tiếng anh giao tiếp hiệu quả hơn. Hãy tìm đến một số trung tam hoc tieng anh uy tín hoặc tham gia 1 Câu lạc bộ tiếng Anh nếu việc tự học của bạn không hiệu quả.

Cần chủ động hơn trong việc học tiếng anh online. Sự chủ động và tự tin trong giao tiếp cùng phương pháp học tập phù hợp sẽ giúp bạn đạt được các kỹ năng sử dụng Anh văn giao tiếp trong một thời gian ngắn.

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

Dạng so sánh của tính từ (Adj) và trạng từ (Adv)


Sau đây là bảng tóm tắt về các dạng so sánh của tính từ, trạng từ. Trong giao tiep tieng anh và đặc biệt trong học TOEIC, luyện thi toeic, chúng ta có 3 loại so sánh cơ bản cần nắm rõ: So sánh bằng (không bằng); so sánh hơn; so sánh nhất. Tính từ và trạng từ là chủ điểm ngữ pháp rất quan trọng, trong đó việc nắm rõ các thể thức so sánh sẽ giúp các bạn nhận biết câu một cách rõ ràng và chính xác hơn.

Mục tiêu của bài là các bạn nắm chắc những cấu trúc cơ bản đồng thời có thể đặt được câu dựa vào vốn tính từ và trạng từ các bạn đã có sẵn.

So sánh bằng (Equative Comparision)

ADJ

ADV
1. Công thức chung:

S1+be+as+ adj+as+ S2

Ex: She is as charming as her mother was
1. Công thức chung:

 S1+Verb+as + adv+ as+ S2

Ex: He runs as quickly as his father


So sánh không bằng

ADJ

ADV
1. Công thức chung:

S+be not + as/no + adj + as + S2

Ex: The inflation rate this year is not as high as last year's 
1. Công thức chung:

S1+Verb not + as + adv + S2

Ex: The meeting this morning didn't go as well as the previous one

So sánh hơn

ADJ

ADV
1. Công thức chung:

+ Đối với những tính từ dạng ngắn (1 âm tiết) và những tính từ 2 âm tiết trở lên nhưng tận cùng là y, er, ow, et

S1+ be+ adj+er+ than+ S2

Ex: 
- She is hotter than her close friend
- They are happier than their parents
- He is cleverer than his friends
- This room is quieter than that one

+ Đối với những tính từ 2 âm tiết trở lên trừ những trường hợp ở trên

S1+ be+more+adj+than+ S2

Ex:The economy this year is more fluctuating than the previous one


2. Cách thêm “er” vào sau adj

- Những tính từ tận cùng là «e» thì thêm « r »: larger, wider...
- Những tính từ tận cùng là 1 phụ âm trừ W, trước đó là 1 nguyên âm thì gấp đôi phụ âm: 
hotter, bigger...
- Những tính từ tận cùng là « y » trước đó là 1 phụ âm thì chuyển « y » sang « ier »:
 happier, noisier
1. Công thức chung

+ Đối với những trạng từ giống hệt tính từ: long, close, fast, low, late, hard, wide, high, early

S1+V chia+ADV+er+than+S2
Ex: 
She often comes to class later than her friends

+ Đối với những trạng từ dài
S1+Vchia+more+ADV+than+S2
Ex:
They play more beautifully than other contestants

2. Cách thêm « er » vào sau Adv

- Những trạng từ cùng dạng với tính từ, cách thêm « er » như bên phần Adj: longer, later...










 


Bảng so sánh tính từ, trạng từ bất quy tắc
 
Adj
So sánh hơn
So sánh nhất
good/well
better
best
bad 
worse
worst
little (amount)
less
least
little (size)
smaller
smallest
much / many
more
most
far (place + time)
further
furthest
far (place)
farther
farthest
late (time)
later
latest
near (place)
nearer
nearest
old (people and things)
older/elder
oldest/eldest




Bị động

Thể bị động rất hay xuất hiện trong bài test toeic, những bạn đang ôn thi toeic cần nắm vững chủ điểm ngữ pháp này để tránh bẫy trong câu hỏi ngữ pháp của TOEIC
Cách sử dụng câu bị động trong luyện thi TOEIC:

Dạng bị động được sử dụng khi người nói không quan tâm đến chủ thể gây ra hành động, chỉ nhấn mạnh đến hành động mà thôi.

Ex: My bike was stolen.
Thỉnh thoảng, câu bị động lịch sự hơn thể chủ động
Ex: A mistake was made.

Trong trường hợp này, người nói chỉ nhấn mạnh vào “mistake”  nhưng không khiển trách ai cả; như “ You have made a mistake.

1.    Dạng bị động với 1 tân ngữ

 
Thì
Chủ ngữ
Động từ
Tân ngữ
Hiện tại đơn
Active:
Rita
writes
a letter.
Passive:
A letter
is written
by Rita.
Quá khứ đơn
Active:
Rita
wrote
a letter.
Passive:
A letter
was written
by Rita.
Hiện tại tiếp diễn
Active:
Rita
Is writing
a letter.
Passive:
A letter
Is being written
by Rita.
Hiện tại hoàn thành
Active:
Rita
Has written
a letter.
Passive:
A letter
Has been written
by Rita.
Quá khứ hoàn thành
Active:
Rita
Had written
A letter
Passive:
A letter
Had been written
By Rita
 

Examples of Passive
 
Tense
Subject
Verb
Object
Tương lai đơn
Active:
Rita
Will write
a letter.
Passive:
A letter
Will be written
by Rita.
Tương lai gần
Actve:
Rita
Is going to write
A letter
Passive:
A letter
Is going to be written
By Rita
Tương lai hoàn thành
Active:
Rita
Will have written
a letter.
Passive:
A letter
Will have been written
by Rita.
Động từ khuyết thiếu
Active:
Rita
Can write
a letter.
Passive:
A letter
Can be written
by Rita.
Câu điều kiện loại I
Active:
Rita
would write
a letter.
Passive:
A letter
would be written
by Rita.
Câu điều kiện loại II
Active:
Rita
would have written
a letter.
Passive:
A letter
would have been written
by Rita.

2.    Dạng bị động với 2 tân ngữ

Chuyển câu chủ có 2 tân ngữ thành câu bị động có nghĩa là một trong 2 tân ngữ đó sẽ trở thành chủ ngữ. Việc lựa chọn tân ngữ nào làm chủ ngữ phụ thuộc vào việc bạn muốn nhấn mạnh cái gì
 

Chủ ngữ
Động từ
Tân ngữ 1
Tân ngữ 2
Active:
Rita
wrote
a letter
to me.
Passive:
A letter
was written
to me
by Rita.
Passive:
A letter
was written
a letter
by Rita.



Mệnh đề quan hệ (Relative clauses)


Mệnh đề quan hệ là một chủ điểm quan trọng, cần nắm vững. Bài Thi TOEIC thường ra đề trong một số chủ điểm sau: phân biệt cách sử dụng  giữa “that” và “which” cũng như “that” và “what”; bên cạnh đó, dạng Mệnh đề quan hệ rút gọn cũng là một chủ điểm thường được chú trọng lúc luyện thi TOEIC.


Trước khi đi sâu hơn về các mấu chốt trên đây, tôi muốn đưa ra một cái nhìn tổng quan về định nghĩa cũng như các loại mệnh đề quan hệ chủ yếu. (Phần mở rộng hơn về các chủ điểm trên, các bạn có thể tham khảo trong level 500-750)

1.      Định nghĩa mệnh đề quan hệ:

Mệnh đề (Clause) là một phần của câu, nó có thể bao gồm nhiều từ hay có cấu trúc của cả một câu. Mệnh đề quan hệ dùng để giải thích rõ hơn về danh từ đứng trước nó.
 Xét ví dụ sau:
The woman who is wearing the T-shirt is my girlfriend.
Trong câu này phần được viết chữ nghiêng được gọi là một relative clause, nó đứng sau “the woman” và dùng để xác định danh từ đó.
Nếu bỏ mệnh đề này ra chúng ta vẫn có một câu hoàn chỉnh:
The woman is my girlfriend.

2.      Các dạng mệnh đề Quan hệ

A.    Relative Pronouns (Đại từ quan hệ)
Đại từ quan hệ
Cách sử dụng
Ví dụ
Who
Làm chủ ngữ, đại diện ngôi người
I told you about the woman who lives next door.
which
Làm chủ ngữ hoặc tân ngữ, đại diện ngôi đồ vật, động vật

Bổ sung cho cả câu đứng trước nó
Do you see the cat which is lying on the roof?

He couldn’t read which surprised me.
whose
Chỉ sở hữu cho người và vật
Do you know the boy whose mother is a nurse?
whom
Đại diện cho tân ngữ chỉ người
I was invited by the professor whom I met at the conference.
That
Đại diện cho chủ ngữ chỉ người, vật, đặc biệt trong mệnh đề quan hệ xác định (who, which vẫn có thê sử dụng được)
I don’t like the table that stands in the kitchen.
 

 B.     Relative adverb (Trạng từ quan hệ)

Trạng từ quan hệ có thể được sử dụng thay cho một đại từ quan hệ và giới từ. Cách làm này sẽ làm cho câu dễ hiểu hơn.
This is the shop in which I bought my bike.
→ This is the shop where I bought my bike.
Trạng từ quan hệ
Nghĩa
Cách sử dụng
Ví dụ
when
in/on which
Đại diện cho cụm thời gian
the day when we met him
where
in/at which
Đại diện cho nơi chốn
the place where we met him
why
for which
Đại diện cho lí do
the reason why we met him


Phân biệt "can", "could", "be able to"


"Can" , "Could", "Be able to" dịch sang tiếng Việt đều mang nghĩa là "có thể", tuy nhiên, người Anh lại sử dụng nó ở những trường hợp khác nhau. Để chuẩn bị thật kỹ cho bài test toeic, luyện thi toeic, các bạn cần nắm chắc những chủ điểm ngữ pháp toeic như thế này nhé!

1. Could
a. Đôi khi "could" là dạng quá khứ của "can". Chúng ta dùng "could" đặc biệt với:
see, hear, smell, taste, feel, remember, understand
Eg:
- When we went into the house,we could smell burning.
Khi chúng tôi đi vào căn nhà, chúng tôi có thể ngửi được mùi cháy.
- She spoke in a very low voice, but I could understand what she said.
Cô ấy đã nói giọng rấttrầm, nhưng tôi có thể hiểu cô ấy nói gì.


b. Chúng ta dùng could để diễn tả ai đó nói chung có khả năng hay được phép làm điều gì:
- My grandfather could speak five languages.
Ông tôi có thể nói đượcnăm ngoại ngữ.
- We were completely free. We could do what we wanted. (= we were allowed to do…)
Chúng ta đã hoàn toàn tự do. Chúng ta có thể làm những gì mà chúng ta muốn (= chúng ta đã được phéplàm…)


c. Chúng ta dùng could để chỉ khả năng nói chung (general ability).

d. Dạng phủ định couldn't (could not) có thể được dùng cho tất cả các trường hợp:
- My grandfather couldn'tswim.
Ông tôi không biết bơi.
- We tried hard but wecouldn't persuade them to come with us.
Chúng tôi đã cố gắng rấtnhiều nhưng không thể nào thuyết phục họ đến với chúng tôi được.
- Alf played well but hecouldn't beat Jack.
Alf đã chơi rất hay nhưngkhông thể thắng được Jack.

2. To be able to
a. Dùng để chỉ khả năng làm được một việc gì đó, đôi khi có thể sử dụng thay thế cho "can", nhưng không thông dụng bằng "Can"
Eg:
I'm able to read = I can read

b. Dùng để đề cập tới một sự việc xảy ra trong một tình huống đặc biệt (particular situation), chúng ta dùng was/were able to… (không dùng could):
- The fire spread throughthe building quickly but everybody was able to escape or … everybody managed toescape (but not 'could escape').
Ngọn lửa lan nhanh trongtòa nhà nhưng mọi người đã có thể chạy thoát được.
- They didn't want tocome with us at first but we managed to persuade them or … we were able topersuade them (but not 'could persuade').
Lúc đầu họ không muốn đếnnhưng sau đó chúng tôi đã thuyết phục được họ.

Một vài ví dụ:
- Jack was an excellent tennisplayer. He could beat anybody. (= He had the general ability to beat anybody)
Jack là một vận động viênquần vợt cừ khôi. Anh ấy có thể đánh bại bất cứ ai. (= anh ấy có một khả năngnói chung là đánh bại bất cứ ai)
nhưng
- Jack and Alf had a gameof tennis yesterday. Alf played very well but in the end Jack managed to beathim or… was able to beat him (= he managed to beat him in this particular game)
Jack và Alf đã thi đấuquần vợt với nhau ngày hôm qua. Alf đã chơi rất hay nhưng cuối cùng Jack đã cóthể hạ được Alf. (= Jack đã thắng được anh ấy trong trận đấu đặc biệt này).


Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

5 thành ngữ hay trong tiếng Anh

Cũng như tiếng Việt, tiếng Anh có rất nhiều thành ngữ để sử dụng trong đời sống hàng ngày. Cùng Mr Quốc Tuấn học 5 thành ngữ thú vị dưới đây nhé:
1. LIKE A BEAR WITH A SORE HEAD: chỉ người đang rất tức giận và cáu bẳn. “If he doesn’t eat when he’s hungry, he’s like a bear with a sore head.”
2. A LEOPARD CAN’T / DOESN’T CHANGE ITS SPOTS: Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời. They say he’s much nicer now, but I doubt he’s that much different. As they say, a leopard can’t change its spots.
3. AS CUNNING AS A FOX: Khôn lỏi, cáo già. “He comes across as really nice and friendly, but be careful because he’s as cunning as a fox.”
4. BE A SCAPEGOAT: Làm bia đỡ đạn, bị phạt khi bản thân vô tội. “I don’t think I deserve to be the scapegoat for the poor sales results.”
5. RUN WITH THE HARE AND HUNT WITH THE HOUNDS: Ba phải, đồng ý với cả 2 bên. “You’ve got to decide where you stand on this issue. You can’t run with the hare and hunt with the hounds.
6. KILL THE FATTED CALF: Chào mừng ai đó đã lâu không gặp. Cấu trúc này bắt nguồn từ một câu chuyện trong Kinh Thánh, trong đó một ông bố đã giết một con bò để ăn mừng sự trờ lại của con trai đã mất tích lâu ngày, người mà ông tưởng là đã chết. “John’s coming home. Let’s kill the fatted calf.”
By Mr Quốc Tuấn – Amiable Messenger
trung tam day tieng anh giao tiep
tieng anh kinh doanh

6 THÀNH NGỮ NGƯỜI MỸ HAY DÙNG

👉1. Keep an eye on someone/something …Keep = giữ, eye =con mắt…để con mắt trên ai/gì đó…Nghĩa là canh chừng.
Mình dùng trong trường hợp nào cũng được.
Can you keep an eye on the baby for 5 minutes? I need to go to the bathroom.
The police officer is keeping an eye on him because he thinks that guy will commit a crime.
👉2. Call it a day … Call = kêu,/ gọi, Day = ngày….kêu/gọi một ngày…hay tuyên bố đó là một ngày…nghĩa là kết thúc một ngày. Mình dùng trong trường hợp nào cũng được.
Let’s call it a day and continue tomorrow.
We all agreed to call it a day and go home after 16 hours of work.
After a long day of kiếm vợ, Kenny called it a day and went home to cry.
👉3. No sweat…. Không đổ mồ hôi…mình làm việc gì không đổ mồ hôi là chuyện đó dễ làm…Nghĩa là rất dễ. Mình dùng trong trường hợp nào cũng được.
I can fix this car no sweat.
A: Do you know how to cook bun bo hue?
B: No sweat!
👉4. Dirt cheap… cheap = rẻ, dirt = đất…rẻ như đất…Nghĩa là vật vô giá trị (rẻ rề). Mình dùng trong trường hợp nào cũng được.
In Vietnam, tropical fruits are dirt cheap when they are in season.
Gasoline is dirt cheap in Saudi Arabia.
👉5. Safe and sound… .safe = an toàn, sound đa số các bạn biết là âm thanh. Nhưng mà chữ sound có một nghĩa nữa là khoẻ mạnh/ lành mạnh/ ổn….safe and sound nghĩa là an toàn và ổn. Mình dùng trong trường hợp nào cũng được.
He arrived home safe and sound from the war.
The birthday gift to his daughter was delivered safe and sound.
👉6. Under the table… Under = dưới, table = bàn… dưới bàn…làm chuyện gì dưới bàn sẽ không ai thấy…nghĩa là trốn luật. Mình dùng trong trường hợp nào cũng được.
They pay him under the table because they don’t want to pay taxes.
It is illegal to pay employees under the table.
hoc tieng anh giao tiep o dau
trung tam day tieng anh giao tiep
tieng anh kinh doanh

7 bí quyết vàng cho học ngoại ngữ

Sau đây là 1 số nguyên tắc cho các bạn học tiếng anh:
Nguyên tắc số 1: Luôn học và xem lại các nhóm từ, các cấu trúc câu, không phải các từ riêng biệt.
  • Khi bạn tìm thấy bất cứ một từ mới nào, hãy viết cái câu có từ đó ở trong. Khi bạn ôn bài, luôn luôn ôn cả nhóm từ, cả câu, đừng ôn từ riêng biệt.
  • Hãy sưu tập các nhóm từ.
  • Tiếng Anh nói và ngữ pháp của bạn sẽ tốt lên nhanh gấp 4-5 lần. Bao giờ cũng nên viết cả một câu trọn vẹn.
  • Luôn luôn học đủ câu.
  • Hãy làm một cuốn vở sưu tập nhóm từ, cả câu.
  • Sưu tầm và ôn lại các nhóm từ, các câu thường xuyên. Không bao giờ chỉ viết các từ riêng biệt, bao giờ cũng viết đủ nhóm từ và câu. Luôn luôn ôn lại các nhóm từ và câu.
Nguyên tắc thứ 2: Không học ngữ pháp
  • Hãy dừng ngay lại việc học ngữ pháp. Các nguyên tắc ngữ pháp dạy bạn phải NGHĨ VỀ TIẾNG ANH, nhưng bạn muốn nói Tiếng Anh một cách tự nhiên – không phải NGHĨ. Với hệ thống này, bạn có thể học Tiếng Anh mà không cần học ngữ pháp. Tiếng Anh nói của bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Bạn sẽ thành công. Bạn nói tiếng Anh một cách TỰ NHIÊN.
  • Vì thế Nguyên tắc thứ 2 là: Không học ngữ pháp.
Nguyên tắc thứ 3: Nguyên tắc quan trọng nhất – Nghe trước.
  • Nghe, nghe, nghe. Bạn cần phải nghe một thứ tiếng Anh có thể hiểu được. Bạn phải nghe tiếng Anh hàng ngày. Đừng đọc sách giáo khoa. Hãy nghe tiếng Anh. Điều này thật đơn giản.
  • Đây là chìa khóa đến thành công trong học Tiếng Anh của bạn, Bắt đầu Nghe hàng ngày.
  • Học với Tai của bạn, Không phải Mắt của bạn.
  • Tại hầu hết các trường, bạn học tiếng Anh với Mắt của bạn. Bạn đọc sách giáo khoa. Bạn học các nguyên tắc ngữ pháp..
  • Nhưng bây giờ bạn phải học tiếng Anh với Tai của bạn, không phải Mắt của bạn. Bạn nên nghe 1-3 tiếng mỗi ngày. Dành hầu hết thời gian của bạn để Nghe – đó là chìa khóa cho việc nói tốt tiếng Anh
Nguyên tắc thứ 4: Học chậm, học sâu là tốt nhất.
  • Bí mật của việc nói một cách dễ dàng là học từ, nhóm từ và câu một cách chuyên sâu nhất.
  • Để hiểu một định nghĩa, khái niệm là không đủ. Để nhớ cho các bài kiểm tra cũng là không đủ. Bạn phải đưa các từ ấy vào sâu trong trí não của bạn. Để nói tiếng Anh một cách dễ dàng, bạn phải ôn đi ôn lại các bài học rất nhiều lần.
  • Học chuyên sâu thế nào? Rất dễ – chỉ cần nhắc lại ôn lại các bài học hay nghe thành nhiều lần. Ví dụ, nếu bạn có những cuốn sách nghe (Đĩa chuyện), hãy lắng nghe chương Một 30 lần trước khi nghe Chương Hai. Bạn có thể nghe Chương Một 3 lần mỗi ngày, trong vòng 10 ngày.
Nguyên tắc thứ 5: Hãy sử dụng các câu chuyện ngắn
  • Chúng tôi gọi các câu chuyện này là “Các câu chuyện ngắn với thì khác nhau”. Đây là cách hiệu quả nhất để học và sử dụng Ngữ pháp tiếng Anh một cách tự động. Bạn phải học Ngữ pháp bằng cách nghe tiếng Anh thực thụ. Cách tốt nhất là nghe các câu chuyện được kể qua “thì” thời gian khác nhau: Quá khứ, Hoàn thành, Hiện Tại, Tương lai.
  • Bạn làm thế nào? Đơn giản! Tìm một câu chuyện hay một mẩu báo với thì hiện tại. Sau đó nhờ một giáo viên/gia sư Người bản ngữ viết lại với Thì quá khứ, Hoàn thành, và Tương lai. Sau đó, hãy nhờ họ đọc và ghi lại các câu chuyện đó cho bạn.
  • Sau đó bạn có thể nghe các câu chuyện này với nhiều kiểu ngữ pháp. Bạn không cần phải biết các nguyên tắc ngữ pháp. Chỉ cần Nghe các câu chuyện từ các quan điểm khác nhau và Ngữ pháp của bạn sẽ tự động tốt lên.Bạn sẽ sử dụng Ngữ pháp đúng một cách tự nhiên và tự động.
    Đấy là bí mật để học Ngữ pháp tiếng Anh.
  • Tôi muốn bạn suy nghĩ về một điều này: Tại sao bạn học tiếng Anh 4 năm rồi mà bạn vẫn thấy khó khăn để hiểu người bản ngữ?
  • Không có vấn đề gì sai với bạn cả. Vấn đề nằm ở trong trường học bạn học tiếng Anh và các sách giáo khoa của bạn. Sách giáo khoa tiếng Anh và các đĩa CD của sách giáo khoa rất không tốt. Bạn không bao giờ học được tiếng Anh giao tiếp thực thụ. Bạn không bao giờ học được tiếng Anh tự nhiên, thứ tiếng Anh được sử dụng trong các cuộc nói chuyện thông thường.
  • Bạn học tiếng Anh của Sách giáo khoa.
  • Làm sao để hiểu người bản ngữ? Bạn phải học cái thứ tiếng Anh hội thoại tự nhiên. Để học thứ tiếng Anh thực thụ, bạn phải lắng nghe các cuộc hội thoại thực thụ bằng tiếng Anh, không phải nghe các diễn viên đọc trong băng đĩa. Bạn phải lắng nghe người bản ngữ nói thứ tiếng Anh thực thụ. Bạn phải học tiếng Anh hội thoại thực thụ.
  • Bạn học tiếng Anh tự nhiên như thế nào? Rất dễ dàng. Hãy ngừng ngay lại việc sử dụng Sách giáo khoa. Thay vào đó, hãy lắng nghe các cuộc hội thoại bằng tiếng Anh, phim ảnh, các chương trình TV, sách chuyện, câu chuyện qua đĩa nghe, các chương trình radio bằng tiếng Anh. Sử dụng ngôn ngữ hội thoại thực thụ.
Nguyên tắc thứ 6: Chỉ sử dụng tiếng Anh hội thoại và tài liệu thực thụ
  • Bạn có thể học tiếng Anh hội thoại tự nhiên nếu bạn muốn hiểu người bản ngữ và nói một cách dễ dàng. Sử dụng hội thoại thật, báo, tạp chí thật, chương trình TV, phim, radio và các sách nghe.
  • Hãy tìm các nguồn hội thoại tiếng Anh thực thụ. Đọc và Nghe hàng ngày.
Nguyên tắc thứ 7: Đây là nguyên tắc cuối cùng, và là nguyên tắc dễ nhất: Nghe và Trả lời, không phải Nghe và Nhắc lại.
  • Hãy sử dụng các Bài học có câu chuyện Nghe và Trả lời.
  • Trong các bài học có các câu chuyện ngắn, người kể kể một câu chuyện đơn giản. Người đó cũng sẽ hỏi các câu hỏi đơn giản. Mỗi khi bạn nghe các câu hỏi, bạn dừng lại và trả lời. Bạn sẽ học cách trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng. tiếng Anh của bạn sẽ trở nên tự động.
  • Bạn sử dụng các câu chuyện Nghe và Trả lời thế nào? Rất dễ! Hãy tìm một người giáo viên/gia sư bản ngữ. Yêu cầu họ sử dụng phương pháp này: Yêu cầu họ kể câi chuyện, và hỏi các câu hỏi về câu chuyện này. Điều này sẽ giúp bạn Suy nghĩ nhanh bằng tiếng Anh!.
  • Nếu bạn không có giáo viên/gia sư bản ngữ, hãy sử dụng bạn của bạn, bố mẹ bạn…